Dàn ý phân tích bài thơ Tràng giang
1. Mở bài
Giới thiệu về nhà văn Huy Cận và tác phẩm “Tràng giang”
2. Thân bài
- Hoàn cảnh sáng tác của “Tràng giang”: Tháng 9/1938, trong một buổi chiều khi tác giả đạp xe ra bến Chèm nhìn dòng sông Hồng đang cuộn chảy.
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ và lời đề từ: Mang âm hưởng Hán – Việt trang trọng, cổ kính. Gợi ra cảnh sông nước mênh mang, con người hữu tình.
- Khổ 1:
+ Từ láy “điệp điệp” kết hợp cùng trạng thái buồn: Nỗi buồn mênh mang lan tỏa như những đợt sóng trên sông nước.
+ Con thuyền “xuôi mái nước song song” và “Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả”: Nhuốm màu chia ly buồn bã, sự vật dường như muốn đứng yên lặng theo tâm trạng của nhà thơ.
+ Hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng”: Cành củi lạc dòng vô định. Thân phận củi khô héo, lênh đênh trên sông.
- Khổ 2:
+ Nhà thơ muốn nghe lắm “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” nhưng hoàn toàn không có tiếng đáp trả.
+ Từ “vãn” càng tạo ra cảm giác xa xôi, tẻ nhạt, quạnh vắng
+ Miêu tả “trời lên sâu chót vót” thay vì “trời lên cao chót vót”: “Sâu” ở đây gợi lên một nỗi buồn không đáy, nỗi buồn trải dài đến vô cùng tận của lòng người.
- Khổ 3:
+ Hình ảnh “bèo”: Sự vật nhỏ bé, tầm thường thay cho lời diễn tả đến những kiếp người bấp bênh, trôi nổi, vô định.
+ Cấu trúc phủ định “không một chuyến đò ngang” – “không cầu gợi chút niềm thân mật”: Xóa sạch sự kết nối của con người
- Khổ 4:
+ Những câu thơ mang đầy màu sắc cổ điển
+ Sử dụng bút pháp chấm phá để vẽ lên bức tranh thủy mặc có núi, có mây, có cánh chim nghiêng, bóng chiều, khói hoàng hôn.
+ Liên tưởng đến câu thơ của Thôi Hiệu và so sánh.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của các phẩm.
Cù Huy Cận (1919-2005), bút danh Huy Cận là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của phong trào thơ Mới, đồng thời cũng là một nhà thơ có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam xuyên suốt qua từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Trước cách mạng tháng 8, thơ Huy Cận thường mang một nỗi sầu bi da diết, vô tận, bao trùm trong trời đất mà người ta vẫn nói đùa rằng lúc mang thai ông hẳn mẹ ông đã phải rơi lệ nhiều nên con trai bà mới có một tâm hồn sầu não, ảm đạm như thế. Tràng Giang là một trong những bài thơ nổi bật nhất trong phong trào thơ Mới, đồng thời cũng là sáng tác tiêu biểu và xuất sắc nhất đại diện cho phong cách sáng tác của Huy Cận giai đoạn này. Bài thơ nhuốm màu cổ điển của thơ Đường đồng thời cũng mang những nét hiện đại, lãng mạn của thơ Pháp thể hiện sâu kín nỗi buồn, nỗi cô đơn, lạc lõng của con người trước thế sự khi bản thân tác giả đang bế tắc trước viễn cảnh đất nước đau thương.
Nhan đề “Tràng giang”, là một nhan đề hay khi gợi mở ra không gian rộng lớn bằng cách điệp vần “ang”, tạo cảm giác kéo dài, âm thanh vang vọng, thoát xa trong trời đất...(Còn tiếp)
>> Bài văn mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận tại đây.
-------------------HẾT-------------------
Trong tuần học thứ 22, chương trình SGK Ngữ văn lớp 11, các em đã được học bài thơ Tràng Giang của nhà văn Huy Cận. Để củng cố vốn kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài phân tích, cảm nhận về bài thơ này, bên cạnh bài Dàn ý phân tích bài thơ Tràng giang, mẫu số 2, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn nổi bật khác như: Phân tích ý nghĩa nhan đề bài Tràng Giang, Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang, Soạn văn Tràng giang ngắn gọn, Cảm nhận về bài thơ Tràng giang của Huy Cận;...