Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 2

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 2
 

I. Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 2 (Chuẩn)

1. Mở bài

- Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển  và yếu tố hiện đại, giữa tâm hồn của người chiến sĩ và thi sĩ luôn luôn được thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc.
- Chiều tối là một trong những bài thơ tiêu biểu và độc đáo nhất.

2. Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào cuối thu năm 1942, khi Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và áp giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo (Trung Quốc), trong một buổi chiều chuyển ngục.
- Bức tranh thiên nhiên núi rừng trong hai câu thơ đầu:
+ Hình ảnh cánh chim là thi liệu vốn rất quen thuộc trong thơ cổ, nhưng vào trong thơ Bác lại xem lẫn cả nét hiện đại. Cánh chim mỏi mệt, tìm chốn ngủ có sự tương đồng với tình cảnh của Bác.
+ Hình ảnh chòm mây trôi lơ lửng, cũng là thi liệu cổ điển, gợi sự ung dung, tự tại, nhưng đồng thời mang nét hiện đại bộc lộ tâm trạng của người tù (lẻ loi, cô đơn).

- Bức tranh cuộc sống sinh hoạt:
+ Vẻ đẹp của con người: Sự tươi trẻ khỏe khoắn của người thiếu nữ, vẻ đẹp của cuộc sống lao động bình dị => Quan điểm mỹ học mới về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
+ Vẻ đẹp của sự sống: Là sự kết hợp giữa nét vẽ cổ điển (lấy sáng tả tối, hình ảnh lò than rực hồng) và nét vẽ hiện đại (sự chuyển đổi thời gian, không gian, cảm giác).

3. Kết bài

- Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Lạc quan, hướng về sự sống và ánh sáng, lòng nhân ái gắn liền với lòng yêu thiên nhiên.
- Bút pháp gợi tả thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, kết hợp hài hòa các yếu tố cổ điển, hiện đại.

>> Tham khảo thêm mẫu Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối tại đây.


II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

Nhận xét về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Quy luật thống nhất giữa cách mạng và thơ ca chân chính đã khiến cho Bác Hồ trong khi đào luyện mình thành một chiến sĩ cách mạng vĩ đại đã cùng lúc, ngoài ý muốn của Người, tự chuẩn bị cho mình những điều kiện để trở thành một nhà thơ lớn”. Đây là tập thơ bằng chữ Hán được Bác viết trong thời kì bị chính quyền Tưởng giới Thạch bắt giam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của tập thơ này là bài thơ “Chiều tối”. 

“Chiều tối” được sáng tác trong hoàn cảnh Người bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào thời gian cuối mùa thu năm 1942. Khó khăn, thử thách không thể làm chùn bước chân của người chiến sĩ. Bác làm thơ để “ngâm ngợi cho khuây” và cũng là để đợi đến ngày được tự do. Những vần thơ của Người không chỉ “mênh mông bát ngát tình” (Hoàng Trung Thông) mà đó còn là những vần thơ thép, thể hiện một tinh thần thép...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài mẫu Phân tích bài thơ Chiều tối tại đây.

---------------------HẾT----------------------

Trong tuần học số 23 Ngữ Văn lớp 11, các em học đến bài Chiều tối, một trong những bài thơ hay của Hồ Chí Minh, cùng với bài Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 3 này, các em thường làm các bài soạn và văn mẫu khác như: Cảm nhận về bài thơ Chiều tối, Phân tích bài thơ Chiều tối và nêu cảm nghĩ về phong cách nghệ thuật trữ tình của Bác, Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối, Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối;...


Nếu em vẫn chưa có ý tưởng trình bày dàn ý cho yêu cầu phân tích Chiều tối, một thi phẩm đặc sắc của Hồ Chí Minh, vậy em có thể tham khảo dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối, mẫu số 2 để học hỏi thêm cách làm bài văn này.
Dàn ý phân tích đoạn trích Trao duyên, mẫu số 2
Dàn ý cảm nhận về bài thơ Chiều tối, mẫu số 2
Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Dàn ý phân tích bài thơ Trao duyên, mẫu số 5
Dàn ý cảm nhận về bài thơ Chiều tối, mẫu số 1
Bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

ĐỌC NHIỀU