Dàn ý phân tích bài Con chó Bấc

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích bài Con chó Bấc


I. Dàn ý phân tích bài Con chó Bấc (Chuẩn)

1. Mở bài

- Khái quát về tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã
- Đoạn trích Con chó Bấc kể lại quãng thời gian chung sống cùng với người chủ Thooc-tơn đã để lại trong tâm hồn Bấc nhiều kỷ niệm, đó là thứ tình cảm thiêng liêng và tốt đẹp, khiến Bấc cảm nhận được tình yêu thương ấm áp nhất trong cuộc đời.

2. Thân bài

* Cuộc sống của Bấc trước khi gặp Thooc-tơn:
- Luôn cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo
- Bấc mang trong mình nhiều nỗi hoang mang, sợ hãi vì bị bỏ rơi, bị mang đi làm thú kéo xe trượt tuyết.
- Với những người chủ cũ Bấc chỉ là thứ để phục vụ làm ăn, để ra oai hộ vệ, khá khẩm hơn thì Bấc chỉ được hưởng thứ tình cảm "trịnh trọng và đường hoàng".

* Tình cảm của Thooc-tơn với Bấc:
- Sau khi gặp Thooc-tơn Bấc mới hiểu thế nào là một tình yêu thương thực sự và nồng nàn.
- Anh luôn coi Bấc như con cái trong nhà mà chăm sóc, luôn âu yếm vuốt ve và thì thầm với Bấc như đối với một người bạn, tỏ ra tôn trọng Bấc.

* Tình cảm của Bấc với Thooc-tơn:
- Bấc rất yêu quý chủ, đó là thứ tình cảm tôn thờ và tôn trọng vô cùng
- Bấc không săn đón sự yêu thương mà luôn chú ý quan sát chủ một cách tỉ mỉ, cẩn thận bằng ánh mắt trong sáng, yêu thương mãnh liệt.
- Khẳng định tình cảm bằng việc "cắn yêu".
- Bấc vì quá yêu thương và sung sướng khi được sống với Thooc-tơn nên nó thường bị ám ảnh bởi quá khứ, nó sợ rằng Thooc-tơn cũng sẽ rời bỏ nó, điều đó khiến nó luôn hoang mang và không yên giấc.

3. Kết bài

- Tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của Bấc và Thooc-tơn
- Bài học về cách đối xử và yêu thương vật nuôi.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài Con chó Bấc (Chuẩn)

Tiếng gọi nơi hoang dã là một tiểu thuyết rất nổi tiếng của nhà văn người Mỹ Jack London, kể về một chú chó có tên là Bấc (Buck) vốn được thuần hóa và được những người chủ chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận. Tuy nhiên sau nhiều biến cố, Bấc thay đổi chủ nhiều lần với những hành trình gian nan khác nhau, sau cùng cuộc sống trong rừng già nguyên thủy đã thức dậy bản năng tiềm tàng của loài chó, Bấc quay về thiên nhiên và chung sống với loài chó sói, được sống đúng với bản thân của mình. Trước khi trở về thiên nhiên Bấc đã có một thời gian dài chung sống cùng những người chủ khác nhau, mỗi một người chủ đều để lại trong tâm hồn Bấc nhiều cảm xúc, trong đó Thooc-tơn trong trích đoạn Con chó Bấc, người chủ nhân từ chính là người đã cho Bấc cảm giác được yêu thương mãnh liệt, được đối xử một cách chân thành nhất.

Bấc là một chú chó có cuộc đời nhiều thăng trầm, phải đổi chủ nhiều lần, điều ấy khiến nó mang trong mình nhiều nỗi hoang mang và sợ hãi, bởi chưa kịp thích ứng với người chủ này thì họ đã rời bỏ đó, điều đó khiến Bấc cảm thấy hụt hẫng và tổn thương...(Còn tiếp) 

>> Xem bài mẫu chi tiết Phân tích bài Con chó Bấc tại đây.

-----------------------HẾT-------------------------

Đoạn văn Con Chó Bấc trích trong truyện tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn G.Lân-đơn được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn 9 bài 31. Ngoài Dàn ý phân tích bài Con chó Bấc, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài viết khác như: Phân tích hình ảnh con chó Bấc trong truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã, Cảm nghĩ của em sau khi đọc Con chó Bấc, Soạn bài Con chó Bấc, Tóm tắt Con chó Bấc. 

 

 

Dàn ý phân tích bài Con chó Bấc không chỉ hỗ trợ tích cực cho các bạn học sinh trong quá trình viết bài phân tích mà còn bổ sung kiến thức, cung cấp những đơn vị kiến thức mới mẻ về nội dung cũng như giá trị của đoạn trích Con chó Bấc.
Sơ đồ tư duy Con chó Bấc
Hãy phân tích và nêu cảm nghĩ của em khi đọc Con chó Bấc
Phân tích bài Con chó Bấc
Phân tích hình ảnh con chó Bấc trong truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã
Soạn bài Con chó Bấc trang 151 SGK Ngữ văn 9
Dàn ý phân tích diễn biến, tâm trạng lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó Vàng

ĐỌC NHIỀU