Dàn ý giải thích câu: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau"

1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Cách ứng xử, mối quan hệ của con người trong xã hội
- Nêu vấn đề: Câu tục ngữ dân gian "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" là kinh nghiệm ông cha ta để lại, để dặn dò con cháu phát huy những nét đẹp của đạo đức và phê phán lối sống ích kỉ, hẹp hòi, vụ lợi 

2. Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ:
- "Ăn cỗ": Việc đi dự một bữa tiệc/ bữa ăn mang tính long trọng vào một dịp đặc biệt nào đó của gia đình/ cộng đồng: Cỗ cưới, cỗ giỗ,...
- "Lội nước": Hành động đi qua chỗ nước ngập, thường có nhiều bùn gây khó khăn cho việc đi lại
- "Ăn cỗ đi trước": Khi được mời ăn cỗ linh đình thì giành đi trước để được hưởng phần ngon
- "Lội nước theo sau": Khi gặp vùng trũng, chỗ khó khăn thì theo sau người khác, không dám lội trước để nếu có gặp bất trắc gì thì người đi trước sẽ chịu, còn mình không hề hấn gì.
=> Câu tục ngữ phê phán lối sống vụ lợi, tranh thủ, cơ hội của những kẻ ích kỉ; thấy phần ngon/ phần tốt thì giành giật, chọn trước, còn phần xấu xa, khó khăn thì đùn đẩy cho người khác, lợi dụng người khác để giữ an toàn cho bản thân.

* Phân tích thực trạng:
- Trong xã hội phong kiến xưa: Bọn địa chủ, cường hào ác bá chỉ biết ngồi không hưởng thụ, cướp bóc trắng trợn thành quả lao động của nhân dân, trong khi đó, người dân phải lam lũ khổ sở, làm việc vất vả...
- Trong xã hội hiện đại: Vẫn tồn tại những kẻ tư lợi cho bản thân, thấy lợi thì nhanh chóng thực hiện, thấy khó khăn thì đùn đẩy trách nhiệm, chuyển cho người khác xử lí,...
=> Đó đều là những kẻ ích kỉ "Ăn thì lựa những miếng ngon/ Làm thì lựa việc cỏn con mà làm".

* Cách xây dựng cho mình lối sống đẹp:
- Đề cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân, không thoái thác công việc hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi thấy khó khăn
- Biết cách hợp tác, tương trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ
- Phải biết sống vị tha, bao dung, biết cho đi rồi mới nhận lại
- Thế hệ trẻ cần học hỏi theo phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sống và cống hiến hết mình vì cộng đồng...

3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận và nêu suy nghĩ của bản thân. 
 

II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau"

Cuộc sống xung quanh chúng ta luôn là sự tổng hoà giữa những mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với giới tự nhiên. Bởi vậy, trong những mối quan hệ đó, con người cần học cách đối nhân xử thế, có lối sống hài hoà, tốt đẹp trong ứng xử của đời sống hằng ngày. Câu nói dân gian:" Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" là một kinh nghiệm mà ông cha ta đã để lại nhằm dặn dò con cháu mai sau phát huy những nét đẹp của đạo đức và phê phán cách sống ích kỷ, hẹp hòi, vụ lợi bản thân mà không quan tâm đến người khác.

"Ăn cỗ" là việc chúng ta đi dự một bữa tiệc hay bữa ăn mang tính chất long trọng vào một dịp đặc biệt nào đó của gia đình hoặc cộng đồng, như cỗ cưới, cỗ giỗ,... "Lội nước" là hành động đi qua chỗ nước ngập, thường có nhiều bùn gây khó khăn cho việc đi lại. "Ăn cỗ đi trước" tức là việc mà khi được mời ăn cỗ linh đình, sung sướng, vui vẻ thì giành đi trước, đến trước để tận hưởng cuộc vui, được ăn miếng ngon. Nếu đến sau sợ bị thiếu phần, khó tranh giành, thức ăn không còn được tươi ngon nữa. Còn "lội nước theo sau" là khi gặp vùng trũng, khó khăn thì người ta theo sau, vì không biết chỗ nào nông sâu để lội, không dám lội trước mà đi sau người khác để biết,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Giải thích câu: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau tại đây.

 


Người xưa vô cùng tinh tế và sâu sắc khi gửi gắm những lời khuyên răn, dạy dỗ con cháu rất ý nhị, kín đáo qua những câu tục ngữ/ thành ngữ hàm súc, cùng đón đọc dàn ý giải thích câu: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau để tìm hiểu ý nghĩa của một trong số những lời khuyên quý báu như vậy.

ĐỌC NHIỀU