CPU hoặc chip xử lý là bộ não quan trọng nhất của máy tính, nơi đưa ra các phản hồi về lệnh của người dùng và chuyển thành thao tác trên máy tính. Một CPU có các thông tin chủ yếu như sau: tốc độ xung nhịp, số lõi, Cache, Package, Core Voltage, Kiến trúc,…
Những thông tin này có mối liên hệ mật thiết và liên quan tới những cách sửa lỗi CPU. Bạn đọc nếu từng sửa lỗi CPU quá nhiệt hoặc nhiều lỗi khác chắc chắn đã biết đến những thông số liên quan.
Số lõi hay tốc độ xung nhịp của CPU quan trọng và tốt hơn
Để có cái nhìn rõ ràng hơn cả, chúng ta hãy cùng so sánh số lõi hay tốc độ xung nhịp tốt hơn dưới dạng ưu điểm và tại sao lại đặt giả thuyết số lõi hay tốc độ xung nhịp tốt hơn. Trên thực tế, đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng của CPU và bổ trợ cho sức mạnh của toàn bộ một CPU trên máy tính.
Tại sao số lõi lại quan trọng hơn?
Nếu như trước đây các mẫu CPU chỉ có một lõi, khả năng xử lý của CPU đó sẽ bị cô lập khá nhiều. Trong đó, nếu như một chương trình bị lỗi hoặc đóng băng, ngừng hoạt động sẽ kéo theo toàn bộ hệ thống bị treo và ngừng hoạt động theo. Việc chỉ có một lõi xử lý dẫn tới việc người dùng không thể thực hiện được các tác vụ đa nhiệm, do các lõi xử lý chỉ kịp thời xử lý được các tác vụ ưu tiên trước theo thứ tự.
Nếu như có nhiều lõi, máy tính có thể dễ dàng xử lý được nhiều tác vụ hơn. Trong trường hợp một lõi bị ngừng hoạt động do lỗi phần mềm gây treo, các lõi khác vẫn có thể tiếp tục hoạt động và chờ cho tới khi người dùng xử lý lõi bị đóng băng thành công để tiếp tục hoạt động như thông thường.
Về bản chất, số lõi của CPU được hiểu là một công cụ đa nhiệm của CPU. Chúng cho phép các thiết bị có thể hoạt động với các tác vụ đan xen liên tục mà không lo bị lỗi do không kịp xử lý. Không chỉ có trên máy tính, các dòng chip di động hiện nay cũng có rất nhiều nhân để đảm bảo khả năng xử lý đa nhiệm tốt hơn. Thêm vào đó, Intel hiện đang có rất nhiều dòng chip sử dụng công nghệ siêu phân luồng cho phép giả lập thêm nhiều luồng hoạt động cho CPU, điều này cũng góp phần giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý cho máy tính, đặc biệt trên một số mẫu máy tính, laptop cấu hình thấp.
Tại sao tốc độ xung nhịp lại quan trọng hơn?
Tốc độ xung nhịp tại sao lại có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với khả năng xử lý của máy tính. Đơn giản bởi tốc độ xung nhịp được hiểu là số lượng công việc có thể chuyển qua một lõi trong thời gian nhất định. Tốc độ xung nhịp cùng với chiều rộng bit cho phép bạn có thể biết được số lượng dữ liệu có thể truyền tới lõi xử lý của CPU trong một giây. Nếu CPU có chiều rộng 32-bit và tốc độ 3.93 GHz, điều đó có nghĩa là CPU có thể xử lý tới gần 4 tỷ đơn vị dữ liệu 32-bit mỗi giây.
Tốc độ xung nhịp càng cao cũng đồng nghĩa với việc máy tính có thể chạy được các tác vụ đa nhiệm, đa luồng nhanh hơn so với đơn luồng. Nếu xét về khả năng xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, tốc độ xung nhịp chắc chắn là một thông số đáng quan tâm hơn so với số lõi CPU.
So sánh số lõi và tốc độ xung nhịp của máy tính giúp đánh giá được gì?
Có một kết luận khá dễ hiểu được rút ra từ việc so sánh số lõi và tốc độ xung nhịp, đó là không phải nhiều lõi lúc nào cũng nhanh hơn ít lõi nhưng có tốc độ xung nhịp cao. Ví dụ nếu bạn có một CPU 8 nhân nhưng chạy ở tốc độ 2,9 GHz thì chưa chắc đã nhanh hơn một CPU 4 nhân chạy ở tốc độ 4,3 GHz.
Trên thực tế, việc lựa chọn CPU cho máy tính còn phụ thuộc vào việc có bao nhiều lõi được phân ra để xử lý mỗi tác vụ của người dùng. Nếu bạn cần một cỗ máy tính có khả năng xử lý đa tác vụ tốt, hãy chọn CPU cho máy tính có thật nhiều nhân. Tuy nhiên nếu bạn muốn có một thiết bị có khả năng xử lý nhanh hơn so với thông thường, việc cân nhắc tới một mẫu CPU có tốc độ xung nhịp cao chắc chắn sẽ rất quan trọng.
Trong quá trình sử dụng CPU chắc chắn chắn bạn đã từng gặp trường hợp CPU nhanh chóng bị quá nhiệt và gây nóng máy, với lỗi này bạn cần có các công cụ kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên như CPU-Z hoặc Core Tem, Hardware Sensors Monitor. Nhờ những công cụ kiểm tra nhiệt độ CPU này, bạn có thể nhanh chóng biết máy tính có bị chạy ngầm hoặc gặp lỗi phát sinh nào hay không.
Hy vọng với những chia sẻ, so sánh số lõi và tốc độ xung nhịp, bạn đọc đã biết số lõi hay tốc độ xung nhịp tốt hơn thực sự khi nào và áp dụng đối với những nhu cầu như thế nào.