Công thức tính chu vi và diện tích hình bán nguyệt, hình tròn là kiến thức Toán Hình học cơ bản, các em học sinh khi học qua nội dung này cần nắm vững để giúp việc tiếp thu các bài mới liên quan, làm bài tập hiệu quả và dễ dàng hơn.
Cách tính chu vi, diện tích hình bán nguyệt, có ví dụ minh họa
1. Hình bán nguyệt là gì?
Hình bán nguyệt là quỹ tích một chiều của điểm tạo thành nửa đường tròn, chỉ có một trục đối xứng hay đơn giản là nói về nửa hình tròn.
2. Công thức tính chu vi hình bán nguyệt
Cách tính chu vi hình bán nguyệt là 1/2 chu vi của hình tròn. Trong đó công thức chu vi hình tròn chính là lấy 2 lần bán kính nhân với pi hoặc là lấy đường kính nhân với pi.
Do đó, công thức chu vi hình bán nguyệt là: C = π.r = π.d/2 (đơn vị là m)
Trong đó:
- C là chu vi hình bán nguyệt.
- π: Hằng số (3,14).
- d: đường kính.
- r: bán kính.
Ví dụ: Tính chu vi hình bán nguyệt với bán kính r = 5cm.
Áp dụng công thức: C = π.r = 3,14.5 = 15,7cm.
Vậy chu vi hình bán nguyệt bằng 15,7 cm.
3. Công thức tính diện tích hình bán nguyệt
Tương tự như chu vi, cách tính diện tích hình bán nguyệt cũng bằng 1/2 diện tích hình tròn.
Do đó, công thức diện tích hình bán nguyệt là S = π.r2/2 = π.d2/4 (đơn vị là m2)
Trong đó:
- S là diện tích.
- π: Hằng số 3,14.
- r: bán kính.
- d: bán kính.
Ví dụ: Tính diện tích hình bán nguyệt có bán kính r = 3cm.
Áp dụng công thức S = π.r^2/2 = 3,14.3^2/2 = 14,13cm2.
Vậy diện tích hình bán nguyệt là 15,13cm2.
Như vậy, các bạn chỉ cần nhớ công thức diện tích, chu vi hình tròn là có thể suy ra được công thức tính chu vi, diện tích hình bán nguyệt dễ dàng, áp dụng vào bài hiệu quả.