1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: tình yêu của Nguyên Hồng với dòng sông Mê Kông và quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ "Cửu Long Giang ta ơi".
2. Thân đoạn:
- Tình yêu của tác giả với dòng Mê Kông:
+ Tình yêu dành cho Mê Kông giống như tình cảm ruột thịt, gắn bó sâu sắc.
+ Say mê, thích thú trước vẻ đẹp thiên nhiên của sông Mê Kông.
+ Tự hào, ngợi ca về những thứ mà Mê Kông đem đến cho mảnh đất Nam Bộ.
- Tình yêu của tác giả với quê hương, đất nước:
+ Tình cảm gắn bó sâu nặng, thiết tha.
+ Trân trọng, biết ơn những người đã dựng xây, bảo vệ đất nước.
3. Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của bản thân về tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
Đọc bài thơ "Cửu Long Giang ta ơi", em không khỏi xúc động trước tình cảm yêu mến mà Nguyên Hồng dành cho dòng sông Mê Kông và quê hương đất nước. Từ khi còn là đứa trẻ mười tuổi ngây ngô, tác giả đã chan chứa tình yêu với con sông "dài hơn hai ngàn cây số mênh mông". Dù chỉ được ngắm nhìn Mê Kông trên chiếc bản đồ nhưng cậu bé ấy vẫn cảm thấy "tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu". Sau này, khi tận mắt chứng kiến vẻ đẹp kì vĩ, nên thơ bên dòng Mê Kông, nhân vật trữ tình lại bồi hồi nỗi niềm say mê, thích thú. Câu thơ "Ta cởi áo lội dòng sông ta hát/ Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát" đã cho thấy tâm tình hạnh phúc, vui sướng của con người. Không chỉ vậy, nhà thơ còn khéo léo bày tỏ tấm lòng tự hào, ngợi ca về những sản vật phong phú ở Nam Bộ - mảnh đất trù phú do Mê Kông bồi đắp nên. Cuối cùng, Nguyên Hồng cũng không quên thể hiện niềm trân trọng, biết ơn thế hệ cha ông đã bảo vệ và dựng xây nước nhà. Có thể thấy, tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thật tha thiết và sâu nặng.
Bài thơ "Cửu Long Giang ta ơi" giống như lời bày tỏ tâm tình mà Nguyên Hồng gửi tới con sông Mê Kông và quê hương, đất nước. Từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, tình cảm yêu mến của tác giả vẫn luôn cháy bỏng. Khoảnh khắc thầy giáo chỉ "gậy thần tiên" vào dòng sông Mê Kông trên chiếc bản đồ mới, cậu bé mười tuổi đã cảm thấy tim đập mạnh, tâm hồn ngất ngây.Để rồi, giây phút ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ, hoang sơ nơi Mê Kông chảy qua "Rừng núi lùi xa/ Đất phẳng thở chan hòa", nhân vật trữ tình như đắm chìm trong cảnh sắc ấy. Những lời ngợi ca, tự hào về vùng đất Nam Bộ tươi đẹp cứ lần lượt vang lên "Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa/ Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền". Có thể thấy, Nguyên Hồng đã dành trọn tình cảm yêu thương thắm thiết, sâu nặng của mình cho Mê Kông và quê hương đất nước. Tình cảm ấy giống như tình cảm ruột thịt, gắn bó sâu sắc, không thể tách rời.
Sau khi đọc bài thơ "Cửu Long Giang ta ơi", em cảm nhận được tình cảm yêu mến thiết tha của Nguyên Hồng với Mê Kông nói riêng và quê hương đất nước nói chung. Tình yêu ấy nảy nở từ thuở thơ bé cho tới lúc lớn khôn. Nhìn thấy dòng sông "dài hơn hai ngàn cây số mênh mông" trên bản đồ mới, nhân vật trữ tình cảm thấy vô cùng xúc động "tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu". Rồi sau này, khi cậu bé mười tuổi ngày càng trưởng thành, tình cảm gắn bó, say đắm với Mê Kông vẫn nồng cháy mãnh liệt. Đó là niềm hạnh phúc ngất ngây vì được hòa mình cùng dòng nước Mê Kông "ta cởi áo lội dòng ta hát". Hay còn là lòng tự hào về sự phong phú của sản vật nơi đây "Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền/ Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên". Sau tất cả, Nguyên Hồng cũng không quên gửi gắm tấm lòng biết ơn, trân trọng những thành quả mà cha ông để lại. Có thể thấy, Nguyên Hồng đã dành trọn tình cảm chân thành, thắm thiết của mình cho Mê Kông và quê hương, Tổ quốc.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Qua bài thơ, ta cảm nhận được tình cảm sâu nặng, thiết tha mà Nguyên Hồng dành cho dòng sông Mê Kông và quê hương đất nước. Để chuẩn bị tốt nhất cho bài học sắp tới, em hãy tham khảo thêm một số văn mẫu lớp 6 khác trên Taimienphi.vn như:
- Tả cảnh chợ cá bên bờ biển
- Nói và nghe: Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến