Cài đặt macOS trên máy tính Windows

Để cài đặt macOS trên Windows bạn sẽ phải sử dụng máy Mac khác để tạo ổ USB Bootable. Ngoài ra bạn sẽ phải truy cập Mac App Store để tải macOS về máy. Tham khảo tiếp các bước cài đặt macOS trên máy tính Windows dưới đây của Taimienphi.vn.

Trước khi bắt đầu

Apple nghiêm cấm sử dụng macOS trên các thiết bị khác, ngoại trừ thiết bị của công ty, dù đó là phiên bản đã sửa đổi hay chưa. Vì vậy cần lưu ý nếu cài đặt macOS trên máy tính Windows đồng nghĩa với việc bạn đang vi phạm các điều khoản thỏa thuận bản quyền của macOS và bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với các rủi ro.

Ngoài ra bạn có thể cài đặt các phiên bản macOS (hoặc Mac OS X) từ phiên bản 10.7.5 Lion đến 10.12 Sierra trên máy tính cũ.

Việc cài đặt macOS trên các thiết bị, máy tính không phải của Apple sẽ hơi khó khăn một chút. Đôi khi bạn có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề về phần cứng, đầu đọc thẻ và Wifi có thể không hoạt động, ... .

Chuẩn bị

Để cài đặt phiên bản macOS mới nhất trên máy tính Windows, bạn cần chuẩn bị:

- Máy tính Windows có phần cứng tương thích.
- Mac chạy phiên bản macOS mới nhất.
- Trình cài đặt macOS Sierra.
- Các ứng dụng UniBeast và MultiBeast miễn phí.
- Ổ USB 8GB hoặc nhiều hơn.

1. Đảm bảo máy tính Windows của bạn tương thích

Cách tốt nhất để đảm bảo khả năng tương thích của máy tính Windows là tích hợp các thông số phù hợp. Bằng cách này bạn sẽ sử dụng phần cứng tương tự hoặc giống với những gì mà Apple tích hợp vào thiết bị của mình.

Ngoài ra nếu muốn cài đặt macOS trên laptop, các vấn đề sẽ phát sinh nhiều hơn, hoặc có thể phần cứng không tương thích.

Nếu đang chạy Windows, bạn có thể kiểm tra phần cứng máy tính với CPU-Z qua đó có thể phân tích toàn diện phần cứng thiết bị. Sau đó có thể sử dụng các tài nguyên dưới đây để xác định khả năng tương thích xem bạn có thể cài đặt macOS trên máy tính Windows của mình hay không.

2. Tải phần mềm

Sau khi đã đảm bảo yếu tố thứ nhất, bước tiếp theo là sử dụng Mac và truy cập Mac App Store, tìm và tải phiên bản macOS mới nhất rồi nhấn Download. File có kích thước khoảng 4.7GB. Sau khi tải xong bạn sẽ thấy file nằm trong thư mục Applications.

Bước tiếp theo theo truy cập trang tonymacx86.com và đăng ký tài khoản để truy cập trang tải xuống. Tại đây bạn có thể tải phiên bản UniBeast mới nhất về máy.

Tải về và cài đặt UniBeast cho máy Mac tại đây : Download UniBeast for Mac

Tiếp theo tải phiên bản MultiBeast tương ứng với phiên bản macOS. Với macOS Sierra, phiên bản MultiBeast tương ứng là 9.0. Sau khi tải xong, bạn có thể giải nén file trong thư mục Downloads.

Tải về và cài đặt MultiBeast cho máy Mac tại đây : Download MultiBeast for Mac

UniBeast là công cụ để cài đặt bất kỳ phiên bản macOS nào được tải về từ Mac App Store trên phần cứng tương thích. Ngoài ra công cụ cũng được sử dụng làm công cụ phục hồi hệ thống Mac. Giải nén UniBeast và cài đặt giống như các phần mềm khác bằng cách kéo vào thư mục Applications.

3. Tạo ổ USB bootable

Chèn ổ USB vào Mac và khởi chạy ứng dụng Disk Utility được tích hợp sẵn trên Mac. Tất cả mọi thứ trên ổ đĩa, bao gồm cả phần vùng sẽ bị xóa sạch, vì vậy nên sao lưu các dữ liệu của bạn và lưu trữ vào vị trí an toàn. Sau khi sẵn sàng, chọn thiết bị USB của bạn trong danh sách ở khung bên trái rồi click chọn Erase.

Đặt 1 tên cho nó, sau đó trong mục Format chọn Mac OS Extended (Journaled) và chọn GUID Parition Map trong mục Scheme, click chọn Erase. Lúc này bạn đã có thể thực hiện các bước tiếp theo để tạo ổ USB Bootable.

Khởi chạy UniBeast và thực hiện theo các bước hướng dẫn, bạn sẽ phải click chọn Continue liên tục khoảng 4 lần, sau đó click chọn Agree để đồng ý với các điều khoản bản quyền phần mềm. Khi được yêu cầu chọn thiết bị để cài đặt, chọn ổ USB mà bạn đã xóa bằng Disk Utility.

Trình cài đặt sẽ thông báo cho bạn chọn phiên bản macOS mà bạn đã tải xuống từ Mac App Store trước đó. Chọn file cài đặt mà bạn đã tải về từ Mac App Store trước đó và file sẽ nằm trong thư mục Applications.

Bước tiếp theo, chọn tùy chọn Bootloader Options. Theo tài liệu UniBeast, chọn UEFI Boot Mode cho các hệ thống có phần cứng hiện đại hoặc Legacy Boot Mode cho các thiết bị cũ hơn vẫn đang sử dụng BIOS.

Tiếp theo chọn nhà sản xuất card đồ họa nếu đang sử dụng card đồ họa cũ (bước này là tùy chọn). Sau đó click chọn Continue, và đảm bảo các cài đặt của bạn đã chính xác, nhập mật khẩu Admin và UniBeast ghi viết trình cài đặt macOS vào ổ USB.

Chờ cho đến khi image được ghi vào ổ USB. Bước cuối cùng bạn cần làm là sao chép MultiBeast vào thư mục root trên ổ USB.

4. Cài đặt macOS trên máy tính Windows

Bước tiếp theo bây giờ là cài đặt macOS trên máy tính Windows. Mở máy tính Windows của bạn lên, nhấn và giữ phím Delete (hoặc phím tương đương) để mở cài đặt UEFI hoặc BIOS. Lúc này mọi thứ sẽ trở lên phức tạp hơn môt chút. Theo tài liệu chính thức của UniBeast, bạn phải thiết lập các mục dưới đây:

- Thiết lập BIOS / UEFI là Optimized Defaults.

- Vô hiệu hóa VT-d của CPU, nếu hỗ trợ.

- Vô hiệu hóa CFG-Lock,nếu hỗ trợ.

- Vô hiệu hóa Secure Boot Mode, nếu hỗ trợ.

- Vô hiệu hóa IO SerialPort, nếu có.

- Kích hoạt XHCI Handoff.

- Vô hiệu hóa USB 3.0.

Các thiết lập UEFI / BIOS là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề trong quá trình cài đặt macOS. Lưu và thoát khỏi cửa sổ sau khi cấu hình xong UEFI / BIOS, sau đó tắt máy.

Chèn ổ USB bootable mà bạn đã tạo trước đó vào máy tính, tốt nhất là chèn vào cổng USB 2.0. Mở máy tính lên và trong quá trình máy tính khởi động, nhấn phím F8 hoặc F12. Khi được thông báo, lựa chọn ổ USB của bạn, sau đó trên cửa sổ Clover boot, chọn Boot Mac OS X from USB.

Lúc này trình cài đặt sẽ khởi chạy, và bước đầu tiên bạn cần làm là chọn ngôn ngữ. Ngoài ra vì bạn sẽ cài đặt macOS từ đầu nên cần chuẩn bị phân vùng cài đặt. Click chọn Utilities ở góc trên cùng màn hình và mở Disk Utility.

Chọn đích đến cho macOS, sau đó click chọn nút Erase. Đặt tên cho nó, trong mục Format chọn OS X Extended (Journaled), và chọn GUID Parition Map trong mục Scheme rồi click chọn Erase. Tiếp tục với trình cài đặt, đảm bảo bạn đã chọn ổ này khi được yêu cầu chọn vị trí cài đặt. Và bạn sẽ nhìn thấy trình cài đặt vào thời điểm Mac khởi động lại.

5. Khởi động phân vùng cài đặt Mac

Bước tiếp theo cần làm bây giờ là làm cho phân cùng cài đặt Mac khởi động để không phải phụ thuộc vào USB bootloader. Khởi động lại máy tính Windows, sau đó nhấn và giữ phím chọn khởi động thiết bị trong quá trình máy tính khởi động lại (có thể là F12 hoặc F8), sau đó khởi động từ ổ USB như đã làm ở trên.

Trên cửa sổ Clover boot, chọn phân vùng cài đặt (ví dụ Hackintosh) và thực hiện theo hướng dẫn để hoàn tất quá trình cài đặt macOS. Sau khi khởi động vào macOS, điều hướng đến trình cài đặt USB và chạy ứng dụng MultiBeast.

Để cài đặt mới, bạn click chọn Quick Start và chọn UEFI Boot Mode hoặc Legacy Boot Mode (với phần cứng cũ hơn), sau đó chọn các tùy chọn liên quan đến âm thanh và mạng trong tab Drivers. Bạn có thể nhìn thấy nhiều tùy chọn hơn trong mục Customize trước khi lưu hoặc in cấu hình mà bạn lựa chọn.

Click chọn Build rồi chọn Install. Nếu đang sử dụng phần cứng không hỗ trợ NVIDIA, đây là thời điểm để tải và cài đặt driver liên quan.

Bước cuối cùng là khởi động lại Hackintosh và xóa ổ USB, vì từ bây giờ phân vùng cài đặt macOS sẽ tự động khởi động.

Trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn cách cài đặt MacOS trên máy tính Windows. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công.

Cài đặt Windows trên Mac khá đơn giản, nhưng còn với cài đặt macOS trên máy tính Windows thì sao? Bài viết này Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt macOS trên máy tính Windows.
Hướng dẫn bật password ẩn trên macOS Macbook
Tạo USB cài macOS trên Windows 10
Cách tải hình nền động macOS Mojave cho Mac, iPhone và Windows
Apple xác nhận iTunes trên Windows vẫn "sống"
Cách kết nối với máy chủ SSH từ Windows, macOS hoặc Linux
Facebook Messenger cho Windows và macOS có phiên bản mới

ĐỌC NHIỀU