Cách tính độ dốc mái tôn

Bạn biết đấy, nếu như mái nhà có độ dốc không hợp lý sẽ thường bị thấm dột, chỉ sau một cơn mưa thì nhà biến thành hồ chứa nước. Nếu bạn lo lắng vấn đề này thì bạn chỉ cần nắm bắt cách tính độ dốc mái tôn đúng chuẩn nhất và áp dụng độ dốc đó vào xây dựng.

Độ dốc mái tôn nhà một mái, sóng vuông


1. Độ dốc mái tôn là gì?

Độ dốc mái tôn là độ nghiêng của mái tôn được đặt theo tỷ lệ phù hợp nhất định với kết cấu công trình bạn đang xây dựng nhằm đảm bảo công trình vừa có tính thẩm mỹ vừa đảm bảo tránh hiện tượng ứ đọng nước gây ra thấm dột mái khi trời mưa.

Tùy vào từng loại mái mà độ dốc của mái tôn sẽ khác nhau, khi mái càng dốc thì khả năng thoát nước sẽ nhanh hơn, nhưng đồng nghĩa với việc bạn sẽ sử dụng nhiều vật liệu mái tôn hơn so với bình thường, kéo theo chi phí xây dựng tăng cao. Mái tôn có độ dốc được xem là hợp lý là khoảng 10%.


2. Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng, nhà ở, biệt thự

Để không bị ứ nước, thấm dột vào trong công trình khi trời mưa thì độ dốc tối thiểu của mái tôn là 10%, nhưng tùy vào công trình mà độ tốc sẽ khác nhau.
- Mái tôn lợp nhà: Tùy vào từng công trình nhà ở, nhà xưởng mà mái tôn có độ dốc khác nhau, tối thiểu 10% nhằm đảm bảo không có ứ đọng nước ở trên mái tôn.
- Mái tôn lợp tầng hầm: Tầng hầm chính là nơi để xe, đồ đạc nên độ dốc mái tôn của tầng hầm sẽ phụ thuộc vào độ dốc tầng hầm, tối thiểu là 20%. Tầng hầm này có chiều sâu, bạn có thể thiết kế dốc thoải. Thiết kế mái tôn tầng hầm cho nhà phố và biệt thự tối thiểu là 2,2m tính từ điểm sàn tới trần.
- Mái tôn sàn bê tông, sàn vệ sinh có độ dốc tối thiểu là 15% để việc thoát nước diễn ra dễ dàng hơn.

3. Công thức tính độ dốc mái tôn phù hợp

Nguyên liệu sản xuất ra mái tôn có rất nhiều như mái tôn lợp tấm bê tông cốt thép, lợp ngói ... nên tùy vào từng vật liệu sẽ có độ dốc khác nhau, cụ thể:

- Mái lợp fibro xi măng: 30 - 40%.
- Mái lợp tôn múi: 15 - 20%.
- Mái lợp tấm bê tông cốt thép: 5 - 8%.
- Mái lợp ngói: 50 - 60%.

Đối với nhà xưởng tiền chế thì độ dốc tối thiểu của mái tôn xây dựng từ 8 - 10%, thông thường xây dựng từ 10 - 30%. Hơn nữa, các bạn cần phải tìm hiểu về trọng lượng của mái để dễ dàng tính được các thông số cần thiết.

4. Cách tính độ dốc mái tôn, góc dốc

Trước hết, các bạn cần nắm vững được đơn vị của độ dốc, góc dốc:

- Độ dốc mái: Có đơn vị là %.
- Góc dốc: Có đơn vị độ.

* Tính độ dốc mái tôn

Ta dễ dàng thấy rằng, độ dốc mái được tính với công thức: i = H/L x 100.

Trong đó:

- i là độ dốc mái tôn.
- H là chiều cao.
- L là chiều dài.

Chẳng hạn: Ta có chiều dài mái là 25m, chiều cao là 2,8 m nên độ dốc mái tôn bằng 2,8/25 x 100 = 11,2 (%).

* Tính góc dốc mái tôn

Với góc dốc mái tôn, bạn áp dụng công thức:

Trong đó:

- H là chiều cao.
- L là chiều dài.

Chẳng hạn: Ta có chiều dài của mái tôn là 25m, chiều cao của mái tôn là 2,8m nên 

Trên đây là cách tính độ dốc mái tôn, các bạn cùng tham khảo để có thể biết được độ dốc mái tôn của công trình mình xây dựng là bao nhiêu cho phù hợp nhất.

Bên cạnh tham khảo độ dốc của mái tôn, bạn cũng cần tra thép hình trong xây dựng để có thể lựa chọn được loại thép hình phù hợp trong xây dựng công trình. Như thế, công trình của bạn xây dựng mới vững chắc, bền lâu theo thời gian.

Nắm bắt cách tính độ dốc mái tôn, hiểu về độ dốc của mái tôn sẽ giúp bạn xây dựng nhà phù hợp, tránh bị dột, không đọng nước ở trên mái tôn. Để biết cách tính độ dốc của mái tôn phù hợp, đúng với tiêu chuẩn, cùng Taimienphi.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Bảng Size giày chuẩn
Kích thước cửa sổ phổ biến
Cách tính công suất máy lạnh, điều hòa phù hợp diện tích
Cách tính lương trong Excel sử dụng hàm Vlookup, Hlookup, Left, Right, Mid và If
5 mẫu thủ tục đăng ký, xác nhận phổ biến
Mẫu đơn xin tăng lương 2020 hay nhất

ĐỌC NHIỀU