Như đã đề cập ở trên MATLAB cung cấp môi trường tính toán số và lập trình cho người dùng, cho phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị hàm số hay biểu đồ thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người dùng và liên kết với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác. Bạn có thể dễ dàng chèn ký hiệu, chèn công thức toán học vào Word nhưng trên phần mềm Matlab thì làm thế nào? Cách thêm ký hiệu toán học trong MATLAB dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhất.
Dưới đây là cách thêm ký hiệu toán học trong MATLAB
1. Phân số
Phân số hiển thị trên màn hình không phải lúc nào cũng bao gồm cả phần số, nó có thể là các công thức đòi hỏi kiểu trình bày. Bất cứ khi nào cần, bạn đều có thể làm hiển thị các phân số. Tuy nhiên để làm được điều đó, bạn phải nhờ đến sự trợ giúp của trình biên dịch LaTex. Điều này đồng nghĩa với việc các tùy chọn định dạng của bạn sẽ bị hạn chế và kết quả không nhất thiết phản ánh các lựa chọn định dạng mà bạn thường làm khi sử dụng MATLAB.
Phân số yêu cầu sử dụng kiểu hiển thị LaTex mà bạn truy cập bằng cách sử dụng $displaystylefrac. Phân số hiển thị trong dấu ngoặc vuông, ví dụ như {1}{2} hiển thị cho số 1/2. Mục nhập kết thúc bằng dấu ($). Để xem phân số hoạt động như thế nào với công thức phức tạp hơn một chút, bạn nhập:
TBox12 = annotation(‘textbox’, [.13, .3, .14, .075], ‘String’, ‘$displaystylefrac{x-2y}{x+y}$’, ‘BackgroundColor’, [1, .5, .5], ‘Interpreter’, ‘latex’); rồi nhấn Enter.
2. Căn bậc 2
MATLAB hiển thị căn bậc 2 khá dễ dàng. Tuy nhiên, để biểu tượng căn bậc 2 hiển thị đúng kích thước với thanh mở rộng trên biểu thức thì phải nhờ đến LaTeX.
Giống như nhiều lệnh LaTex khác, chuỗi kết thúc bằng cặp biểu tượng ($). Hàm sqrt{} được sử dụng để thực hiện định dạng và giá trị mà bạn muốn đặt trong biểu thức căn bậc hai hiển thị bên trong dấu ngoặc vuông.
Để xem ký hiệu căn bậc 2 hoạt động như thế nào, bạn nhập:
TBox13 = annotation(‘textbox’, [.29, .3, .14, .075], ‘String’, ‘$sqrt{f}$’, ‘BackgroundColor’, [1, .5, .5], ‘Interpreter’, ‘latex’); rồi nhấn Enter.
Biến f sẽ hiển thị trong ký hiệu căn bậc 2.
3. Công thức tổng
Hiển thị một công thức tổng đầy đủ sigma và giới hạn trên, dưới liên quan bằng LaTeX kết hợp hàm SUM. Cung cấp tất cả 3 yếu tố của màn hình hiển thị: đầu tiên là giới hạn dưới, thứ hai là giới hạn trên và thứ ba là biểu thức. Mỗi phần tử xuất hiện trong một dấu ngoặc vuông riêng.
Trước giới hạn trên đặt thêm dấu gạch dưới, sử dụng cho chỉ số dưới và dấu gạch đầu dòng được đặt trước giới hạn trên, được sử dụng cho chỉ số dưới. Toàn bộ câu lệnh được đặt trong ký hiệu là ($), bình thường giống như đối với LaTex.
Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể này bạn phải thêm ký hiệu ($) thứ 2 hoặc biểu thức sẽ không xuất hiện chính xác trên màn hình. (Các giới hạn trên và dưới không xuất hiện ở đúng vị trí.)
Để xem công thức tổng hoạt động như thế nào, bạn nhập:
TBox14 = annotation(‘textbox’, [.45, .285, .14, .1], ‘String’, ‘$$sum_{i=1}^{2n}{|k_i-k_j|}$$’, ‘BackgroundColor’, [1, .5, .5], ‘Interpreter’, ‘latex’); rồi nhấn Enter.
Lưu ý sử dụng ký hiệu ($) trong trường hợp này. Ngoài ra nhớ bao gồm cả dấu gạch dưới và dấu ngoặc kép.
4. Tích phân
Để hiển thị công thức tích phân, bạn sử dụng kết hợp hàm LaTex cùng hàm d. Hàm int chấp nhận 3 đầu vào: 2 đầu vào cho khoảng và một cho hàm. Định dạng giống như định dạng được sử dụng cho công thức tổng.
Phần bắt đầu của khoảng dựa vào dấu mũ của ký tự trên, phần kết thúc phụ thuộc vào mũ ký tự gạch dưới. Toàn bộ lệnh được đặt trong biểu tượng ($$) kép hoặc nếu không định dạng của ký tự trên và dưới sẽ bị lỗi.
Để xem cách tạo công thức tích phân, bạn nhập:
TBox15 = annotation(‘textbox’, [.61, .285, .22, .1], ‘String’, ‘$$int_{y1(x)}^{y2(x)}{f(x,y)}d{dx}d{dy}$$’, ‘BackgroundColor’, [1, .5, .5], ‘Interpreter’, ‘latex’); rồi nhấn Enter.
Lưu ý2 phần ở sau hàm int nằm trong hàm d riêng.
5. Đạo hàm
Khi tạo một công thức đạo hàm, bạn phải sử dụng LaTex để xác định việc kết hợp giữa phân số với số mũ. Để xem đạo hàm hoạt động như thế nào, bạn nhập:
TBox16 = annotation(‘textbox’, [.13, .21, .14, .085], ‘String’, ‘$displaystylefrac{d^2u}{dx^2}$’, ‘BackgroundColor’, [1, .5, .5], ‘Interpreter’, ‘latex’); rồi nhấn Enter.
Với cách thêm ký hiệu toán học trong MATLAB ở trên bạn có thể dễ dàng thêm các công thức toán học như căn bậc 2, tích phân, đạo hàm, … vào MATLAB và sử dụng để tính toán các con số. Chúc các bạn thành công.
Nếu bạn chưa biết cách cài Matlab như thế nào, bạn hãy tham khảo một số mẹo cài Matlab tại đây mà chúng tôi đã giới thiệu nhé.