Có nhiều lý do mà bạn muốn phân vùng ổ cứng trên Mac, chẳng hạn như để cài đặt và chạy hệ điều hành khác trên máy Mac, hoặc chỉ đơn giản là để cài đặt phiên bản macOS Mojave beta trên một phân vùng riêng, hay tạo phân vùng riêng cho Time Machine để tạo các bản sao lưu, ....
Nếu đang chạy phiên bản macOS High Sierra trên máy Mac bằng ổ USB Flash Drive hoặc macOS Mojave, bạn không cần phải tạo các phân vùng mà chỉ cần tạo một vùng ổ đĩa mới là xong.
Điều này là bởi vì hệ thống tập tin HFS+ cũ đã được thay thế bởi hệ thống tập tin Apple File System (APFS) mới. Lợi thế của APFS so với HFS+ là cho phép chia sẻ không gian ở phân vùng riêng tư trên ổ đĩa. Không gian trống này có thể có sẵn cho tất cả các vùng ổ đĩa mới được tạo bất kỳ lúc nào, thay vì phải gán không gian trống như trên các phân vùng mới được tạo.
Bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách tạo vùng ổ đĩa trên macOS Mojave và High Sierra, cũng như cách tạo phân vùng trên Mac cũ và sử dụng Boot Camp để cài đặt Windows trên Mac.
Trước khi bắt đầu, cần lưu ý:
1. Sao lưu toàn bộ Mac để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.
2. Xóa các file và ứng dụng không cần thiết để giải phóng thêm không gian trống.
Cách tạo vùng ổ đĩa trên macOS Mojave và High Sierra
Các bước để phân vùng Mac chạy macOS High Sierra (nếu có ổ USB hoặc ổ cứng SSD) hoặc macOS Mojave khá đơn giản nhờ có APFS. Mặc dù có thể tạo phân vùng trên Mac, nhưng trên các phiên bản macOS mới hơn này, bạn chỉ cần tạo vùng ổ đĩa bổ sung bằng cách sử dụng Disk Utility.
Nếu tạo phân vùng bằng cách sử dụng Disk Utility trên các phiên bản macOS High Sierra hoặc Mojave, trên màn hình sẽ hiển thị cảnh báo: "APFS volumes share storage space within a container, occupying a single partition. Adding and deleting APFS volumes is faster and simpler than editing a partition map".
Thực hiện theo các bước dưới đây để tạo vùng ổ đĩa trên macOS Mojave và High Sierra:
Bước 1: Mở Disk Utility.
Bước 2: Click chọn menu dropdown nằm bên cạnh nút View trên thanh công cụ, chọn Show All Devices để hiển thị danh sách tất cả các ổ đĩa trên Mac.
Bước 3: Tiếp theo chọn Home, rồi kích đúp chuột vào đó để kiểm tra có phải phân vùng định dạng APFS hay không.
Bước 4: Tất cả những gì bạn cần làm bây giờ là click chọn nút + nằm góc trên cùng Volume trên menu để tạo vùng ổ đĩa mới.
Bước 5: Đặt tên bất kỳ cho vùng ổ đĩa mới mà bạn muốn, trong ví dụ này ổ đĩa mới được đặt tên là Test.
Bước 6: Nếu muốn bạn có thể thiết lập giới hạn dung lượng trống cho ổ đĩa. Click chọn Size Option, sau đó nhập giới hạn dung lượng trống vào các khung Reserve (tối thiểu) và Quota (tối đa).
Một điểm lưu ý là Mac của bạn phải có đủ không gian trống để phân bổ cho các ổ đĩa và phân vùng này. Đó là lý do tại sao Taimienphi.vn khuyến cáo bạn nên xóa các file và ứng dụng không cần thiết trên Mac.
Bước 7: Cuối cùng click chọn Add để thêm ổ đĩa mới trên Mac của bạn.
Ngoài ra bạn cũng có thể phân bổ ổ đĩa cho các thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp để tránh tình trạng sắp xếp, để lẫn các file, dữ liệu của nhau, hoặc trong một số trường hợp bạn cũng có thể sử dụng phân vùng này để cài đặt phiên bản macOS khác.
Thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Tải xuống trình cài đặt phiên bản macOS hoặc macOS beta mà bạn muốn cài đặt, nhưng chưa thực hiện cài đặt vội.
Để tìm kiếm trình cài đặt phiên bản macOS mà bạn vừa tải xuống, nhấn Command + Space để mở Spotlight và nhập tên hệ điều hành macOS mà bạn vừa tải vào khung Search.
Bước 2: Tiếp theo click chọn trình cài đặt, nhưng chắc chắn bạn đã chọn ổ đĩa vừa tạo là ổ cài đặt.
Bước 3: Chờ cho đến khi Mac cài đặt xong phiên bản hệ điều hành mới trên ổ đĩa bạn đã tạo.
Bước 4: Sau khi hoàn tất, hệ điều hành mà bạn vừa cài đặt sẽ được mở trong ổ đĩa mới bạn đã tạo.
Bước 5: Trong trường hợp nếu muốn quay trở lại phiên bản hệ điều hành cũ, chỉ cần tắt Mac, trong quá trình Mac khởi động lại, nhấn và giữ phím Alt / Option.
Bước 6: Chọn phân vùng có chứa phiên bản macOS mà bạn muốn chạy, Mac sẽ khởi động vào phân vùng đó.
Phân vùng ổ cứng Mac
Nếu Mac của bạn chạy các phiên bản macOS cũ hơn, hoặc đang chạy macOS High Sierra trên Fusion Drive, hoặc nếu không thể cập nhật Mac lên các phiên bản macOS cao hơn, hoặc giả sử nếu đang chạy macOS Mojave hoặc High Sierra nhưng không muốn hạ cấp xuống các phiên bản cũ hơn, trong trường hợp này bạn có thể tạo một phân vùng trên Mac.
Như Taimienphi.vn đã đề cập ở trên, việc phân vùng ổ cứng Mac hoặc ổ cứng SSD liên quan đến việc tạo nhiều ổ đĩa từ một phương tiện lưu trữ vật lý. Các ổ đĩa này xuất hiện lần lượt trên Finder và được Mac xử lý riêng. Bạn có thể định dạng từng ổ đĩa một và sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Tại sao nên phân vùng ổ cứng Mac?
Có nhiều lý do giải thích tạo sao bạn nên phân vùng ổ cứng Mac. Trước hết, lý do đầu tiên là để tránh lưu trữ các file, dữ liệu lộn xộn. Lý do thứ 2 là để có thể chạy nhiều hệ điều hành hoặc nhiều phiên bản hệ điều hành khác nhau trên máy Mac. Chỉ đơn giản là phân vùng ổ cứng, sau đó sử dụng Boot Camp để cài đặt Windows trên phân vùng khác.
Ngoài ra như Taimienphi.vn đã đề cập ở trên, bạn cũng có thể phân vùng ổ cứng để sử dụng Time Machine khởi động vào một phân vùng khác trên cùng một hệ thống. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi phân vùng Time Machine phải có kích thước ít nhất gấp đôi kích thước ổ đĩa mà bạn muốn sao lưu.
Cuối cùng việc lưu trữ các bản sao lưu trên cùng một ổ đĩa sẽ có nhiều rủi ro hơn, nhất là trong trường hợp nếu ổ đĩa đó bị lỗi, bị hỏng. Vì vậy các bản sao lưu thường phải được lưu trữ trên một ổ riêng biệt.
Sử dụng Boot Camp để phân vùng Mac
Nếu định sử dụng Boot Camp để phân vùng Mac, Taimienphi.vn khuyến cáo bạnh nên chạy Boot Camp Assistant và thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình để phân vùng ổ đĩa và cài đặt hệ điều hành khác.
Lưu ý:
- Bạn sẽ cần ít nhất 40GB dung lượng trống. Sau đó thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình Boot Camp assistant để cài đặt Windows.
- Không sử dụng Disk Utility để xóa phân vùng được tạo bằng Boot Camp Assistant.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Cách cài Windows 10 trên Macbook và iMac trên Taimienphi.vn để biết cách thực hiện nhé.
Sử dụng Disk Utility để phân vùng ổ cứng Mac
Để phân vùng ổ cứng Mac, bạn có thể sử dụng tiện ích Disk Utility miễn phí, hoặc ngoài ra có thể lựa chọn một số tùy chọn trả phí khác bao gồm các tính năng cao cấp hơn.
Lưu ý, trước khi bắt đầu nên tiến hành sao lưu ổ đĩa mà bạn định phân vùng, bằng cách sử dụng công cụ sao lưu Time Machine hay Carbon Copy Cloner để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Lưu trữ các bản sao lưu ra ổ USB là cách nhanh nhất.
Sau khi đã tạo xong bản sao lưu, bước tiếp theo bạn cần làm là khởi động lại Mac, thực hiện theo các bước dưới đây để tạo phân vùng mới:
Bước 1: Rút ổ USB mà bạn kết nối trên Mac trước đó để lưu trữ bản sao lưu, sau đó khởi động Mac lại bình thường.
Bước 2: Sau khi Mac khởi động xong, nhấn Command + Space để mở Spotlight, nhập Disk Utility vào khung Search hoặc tìm ứng dụng bên trong Utilities trong thư mục Applications để mở Disk Utility.
Bước 3: Trên cửa sổ Disk Utility, chọn ổ cứng Mac. Lúc này bạn sẽ thấy có 2 tba hiển thị bên dưới thanh công cụ, bao gồm First Aid and Partition. Click chọn Partition.
Bước 4: Click chọn biểu tượng dấu + nằm dưới Partition Layout để tạo một phân vùng khác trên ổ cứng. Lúc này bạn sẽ thấy bố cục thay đổi để hiển thị thêm phân vùng bổ sung.
Bước tiếp theo bây giờ là thay đổi kích thước các phân vùng bằng cách kéo thanh trượt lên trên hoặc xuống dưới, tùy thuộc vào kích thước dữ liệu được lưu trữ trên phân vùng khởi động.
Sau khi thiết lập xong kích thước phân vùng, click chọn phân vùng mới mà bạn vừa tạo và đặt tên bất kỳ cho phân vùng trong khung 'Name:'. Mục Format bạn lựa chọn định dạng là Mac OS X Extended (Journaled).
Bước 5: Sau khi thiết lập xong kích thước và đặt tên cho phân vùng mới, click chọn Apply để áp dụng các thay đổi. Trong trường hợp nếu muốn bắt đầu lại từ đầu, bạn click chọn Revert.
Bước 6: Lúc này ổ cứng Mac sẽ được chia thành 2 vùng ổ đĩa khác nhau, có thêm một ổ đĩa trống mới. Bạn có thể cài đặt phiên bản macOS / OS X bất kỳ hoặc sử dụng để lưu trữ dữ liệu.
Ngoài ra nếu muốn bạn có thể thiết lập lại kích thước phân vùng bất cứ lúc nào bằng cách áp dụng các bước để tạo phân vùng mới ở trên, tuy nhiên thay vù click chọn biểu tượng dấu +, chỉ cần kéo thanh trượt phân vùng lên trên hoặc xuống dưới là xong. Kích thước phân vùng phụ thuộc vào kích thước, dung lượng trống ổ cứng.
Từ giờ bạn có thể cài đặt hệ điều hành bất kỳ trên phân vùng mới tạo bằng cách kích chuột vào disk image, chọn phân vùng mới làm ổ cài đặt, và thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình. Sau khi quá trình cài đặt kết thúc, bạn có thể lựa chọn khởi động vào phân vùng bất kỳ.
Một số rủi ro khi thực hiện phân vùng ổ cứng Mac
Bên cạnh những lợi ích, việc phân vùng ổ cứng Mac cũng tiềm ẩn một số nguy cơ, rủi ro, cụ thể là nguy cơ bị mất dữ liệu quan trọng. Để hạn chế rủi ro này, Taimienphi.vn khuyến cáo bạn nên sao lưu và lưu trữ các dữ liệu quan trọng trước khi tiến hành phân vùng ổ cứng.
Thay đổi kích thước phân vùng ổ cứng
Nếu muốn bạn cũng có thể thay đổi kích thước phân vùng, chẳng hạn như tăng hay giảm kích thước , tùy thuộc vào dung lượng trống trên ổ cứng bằng cách sử dụng Disk Utilities.
Để thay đổi kích thước phân vùng, chỉ cần click chọn phân vùng trên Disk Utilities, sau đó click chọn biểu tượng + hoặc - để tăng hoặc giảm kích thước phân vùng.
Nếu có ý định muốn xóa phân vùng hoặc phân bổ lại không gian trống ổ cứng, trước hết bạn click chọn phân vùng muốn xóa, chọn Erase. Tuy nhiên trước khi xóa phân vùng, cần đảm bảo bạn đã sao lưu các dữ liệu quan trọng trên phân vùng. Sau khi xóa hết tất cả dữ liệu trên ổ, click chọn phân vùng lần nữa và click chọn biểu tượng dấu - để tái phân bổ lại không gian trống cho ổ cứng.
Nếu đang có ý định mở rộng phân vùng, đảm bảo ổ cứng của bạn phải có đủ dung lượng trống. Click chọn biểu tượng dấu + để mở rộng kích thước phân vùng.
Sau khi quá trình hoàn tất, trên màn hình bạn sẽ nhìn thấy biểu tượng dấu tích màu xanh để thông báo quá trình thành công.
Một số lựa chọn khác thay thế phân vùng Mac
Trường hợp nếu không muốn phân vùng ổ đĩa chính trên Mac, có một số giải pháp thay thế khác để chạy phiên bản macOS (hoặc OS X) hoặc các phiên bản macOS beta mới nhất khác.
Giải pháp đầu tiên là cài đặt macOS trên ổ cứng gắn ngoài, hoặc ổ USB Bootable, sau đó khởi động hệ thống từ ổ USB, bằng cách chọn ổ USB là Startup Disk trên System Preferences, hoặc nhấn và giữ phím Option / Alt trong quá trình Mac khởi động và chọn ổ USB khi được thông báo.
Trường hợp nếu muốn chạy hệ điều hành Windows mà không thực hiện phân vùng ổ cứng Mac, bạn có thể sử dụng Parallels Desktop hoặc VMWare Fusion để tạo môi trường ảo.
Tải Parallels Desktop về máy và cài đặt tại đây : Download Parallels Desktop
Tải VMWare Fusion cho Mac về máy và cài đặt tại đây : Download VMWare Fusion cho Mac
Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn cách tạo vùng ổ đĩa trên macOS Mojave và High Sierra. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết, Taimienphi.vn sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn sớm nhất có thể.