Cách sửa các lỗi WordPress hosting thường gặp

Tất cả các trang web được lập chỉ mục trên Internet được host trên những Server chuyên dụng và WordPress có lẽ là nền tảng blog phổ biến nhất trên thế giới. Các dịch vụ hosting đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của trang web. Một loạt các yếu tố xếp hạng quan trọng như tốc độ trang và bảo mật có liên quan chặt chẽ đến dịch vụ hosting của bạn.

Hướng dẫn sửa các lỗi WordPress Hosting thường gặp

Những vấn đề liên quan đến hosting cũng thường xuyên xuất hiện và bài viết sau đây sẽ chỉ ra các lỗi WordPress hosting thường gặp nhất và cách khắc phục kèm theo để bạn kịp thời biết cách giải quyết trong trường hợp sự cố xảy ra.

Nội dung bài viết:
1. Lỗi màn hình trắng chết chóc
2. Lỗi Internal Server Error
3. Lỗi thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu
4. Trang web của bạn bị kẹt trong chế độ bảo trì
5. Lỗi Missed schedule

Các lỗi WordPress hosting thường gặp và cách khắc phục

1. Lỗi màn hình trắng chết chóc

Trong số các lỗi WordPress thì White Screen of Death (WSoD) hay lỗi màn hình trắng chết chóc chiếm ưu thế nhất. Lỗi này có tên như vậy bởi khi nó xuất hiện, tất cả những gì bạn nhìn thấy là một màn hình đen kịt không bao gồm bất kỳ thông báo lỗi nào.

Lỗi WSoD đi kèm nhiều tai họa. Nó có thể ảnh hưởng đến giao diện trang web của bạn, khu vực quản trị của bạn hoặc cả hai. Nếu lỗi chỉ xuất hiện ở phần front-end, thì rất có thể đó là do sự cố với một trong các plugin hoặc chủ đề của bạn.

Để giải quyết sự cố, bạn đến bảng điều khiển WordPress và duyệt các plugin đang hoạt động. Vô hiệu quá từng plugin một và kiểm tra xem lỗi đã được khắc phục hay chưa.

Mục đích của bạn trong quá trình này là cô lập một plugin có thể "chơi xấu". Nếu việc này không sửa được lỗi, bạn hãy thử chuyển sang một trong các chủ đề mặc định của WordPress. Mặt khác, nếu không có quyền truy cập vào dashboard, bạn sẽ cần vô hiệu hóa và chủ đề theo cách thủ công. Bạn có thể thực hiện bằng cách sử dụng một client File Transfer Protocol (FTP) như FileZilla chẳng hạn.

Kết nối trang web của bạn qua FTP và điều hướng đến thư mục public_html/wp-content/plugins. Bên trong, bạn sẽ tìm thấy nhiều thư mục, một thư mục cho mỗi plugin của trang web.

Đổi tên thư mục plugin thành bất cứ thứ gì ngoài tên mặc định sẽ tự động vô hiệu hóa plugin trong WordPress. Để thực hiện việc này, nhấp chuột phải vào thư mục bạn muốn và chọn tùy chọn Rename.

Sau khi bạn đổi tên từng thư mục, hãy kiểm tra xem WSoD đã biến mất chưa. Sau khi đã tìm được plugin gây rắc rối, bạn nhớ chuyển các thư mục trở lại tên ban đầu của chúng khi bạn hoàn thành. Nếu không, WordPress sẽ không thể nhận ra chúng.

Quá trình này được thực hiện tương tự để hủy kích hoạt chủ đề WordPress hiện tại của bạn - chỉ cần bạn đi đến wp-content/theme thông qua FTP. Khi bạn thay đổi tên thư mục của chủ đề đang hoạt động, WordPress sẽ chuyển sang một trong các tùy chọn mặc định.

2. Lỗi Internal Server Error

Không giống như WSoD, lỗi Internal Server Error trong WordPress cung cấp cho bạn một chút thông tin. Về cơ bản, bạn biết được có sự cố với máy chủ của mình và đó là một khởi đầu tốt.

Lỗi Internal Server Error thường do 3 lý do chính gây ra:

- Vấn đề với plugin và chủ đề.
- Giới hạn bộ nhớ PHP thấp, ngăn trang web của bạn thực thi các tập lệnh chính.
- Tệp .htaccess bị hỏng.

*Với nguyên nhân thứ nhất: Bạn thực hiện cách khắc phục giống như sửa lỗi WSoD.

*Với nguyên nhân thứ 2: Có rất nhiều cách bạn có thể tăng giới hạn bộ nhớ WordPress PHP của mình. Cách tiếp cận đơn giản nhất là truy cập thư mục root của trang web qua FTP và tìm tệp wp-config.php. Mở nó bằng Text Editor và thêm các dòng mã sau:

define('WP_MEMORY_LIMIT', '128M');

ini_set('post_max_size', ' 128M ');
ini_set('upload_max_filesize', ' 128M ');

Lưu thay đổi trong wp-config.php và kiểm tra xem lỗi đã biến mất chưa.

* Với nguyên nhân thứ 3: Bạn hãy dành thời gian để xem xét file .htaccess của trang web. File này chứa các hướng dẫn về cách trang web của bạn tương tác với server. Bạn có thể tìm thấy nó bên trong cùng thư mục với wp-config.php.

Khi nói đến việc chỉnh sửa file .htaccess,bạn cần cực kỳ cẩn thận. Một cấu hình sai cũng có thể phá hủy trang web của bạn. Đừng thay đổi bất cứ điều gì nếu bạn không chắc chắn.

Trong trường hợp này, cách khắc phục an toàn nhất là reset tệp .htaccess về cấu hình mặc định của nó. Sau khi hoàn thành, bạn lưu thay đổi và đóng file.

Cuối cùng, kiểm tra lại một lần nữa để xem Internal Server Error đã biến mất chưa. Nếu không, tốt nhất là liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn để xác định xem sự cố có phải là từ phía máy chủ không.

3. Lỗi thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu

Mọi trang web WordPress sử dụng một cơ sở dữ liệu duy nhất để lưu trữ tất cả các thông tin của nó. Khi ai đó cố gắng truy cập trang web của bạn, nó sẽ kết nối với database để đẩy bất cứ thông tin nào nó cần. Nếu vì bất kỳ lý do gì, nó không thể thiết lập kết nối với cơ sở dữ liệu, bạn sẽ gặp phải lỗi này.

Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ gặp phải lỗi Error Establishing a Database Connection bởi một trong những nguyên nhân sau:

- WordPress đang cố gắng sử dụng thông tin đang nhập sai cho database của bạn.
- Có các sự cố với máy chủ database của bạn.
- Cơ sở dữ liệu bị hỏng.

Nguyên nhân đầu tiên khá hiếm trừ khi bạn thực hiện thay đổi tệp wp-config.php, nơi thông tin cơ sở dữ liệu của bạn được lưu trữ. Tương tự, các sự cố với máy chủ cơ sở dữ liệu của bạn không phổ biến trừ khi bạn đang sử dụng máy chủ web không đáng tin cậy.

Như vậy, chỉ còn lại nguyên nhân thứ 3. Tuy không điển hình, nhưng nó có thể xảy ra mà không phải do lỗi của bạn. Trong thực tế, chỉ cần cập nhật trang web của bạn cũng có thể dẫn đến một cơ sở dữ liệu bị hỏng.

Tin tốt là WordPress bao gồm chức năng cho phép bạn sửa bảng cơ sở dữ liệu bị hỏng. Để sử dụng nó, bạn sẽ cần kích hoạt chức năng qua wp-config.php.

- Bạn truy cập vào file wp-config.php trên server bằng cách sử dụng FTP.

- Thêm dòng code sau: define('WP_ALLOW_REPAIR', true);

- Sau đó, lưu thay đổi, nhập tên miền của bạn trong trình duyệt và thêm /wp-admin/maint/repair.php vào cuối (Ví dụ: https://yourwebsite.com/wp-admin/maint/repair.php).

- Tại đây, WordPress sẽ hỏi liệu bạn muốn sửa database của mình hay không. Click vào Repair Database để xác nhận. Quá trình này không mất nhiều thời gian, nhưng nó sẽ phụ thuộc vào kích thước cơ sở dữ liệu của bạn.

Sau khi quá trình sửa chữa hoàn thành, bạn hãy thử truy cập vào trang của mình một lần nữa. Đừng quên loại bỏ dòng code bạn đã thêm vào wp-config.php. Theo cách đó, những người khác sẽ không thể thực hiện chức năng sửa chữa cơ sở dữ liệu mà không có sự cho phép của bạn.

4. Trang web của bạn bị kẹt trong chế độ bảo trì

Khi bạn cập nhật trang web của mình, WordPress sẽ tự động đặt nó vào chế độ bảo trì trong khi quá trình đang diễn ra. Thông thường, bạn thậm chí sẽ không để ý đến điều này bởi nó chỉ diễn ra trong vài giây để WordPress hoàn thành quá trình update.

Tuy nhiên, nếu có sự cố xảy ra trong quá trình update, trang web của bạn có thể bị kẹt trong chế độ bảo trì. Để khắc phục, bạn sẽ cần xem thư mục gốc WordPress của mình và tìm một tệp có tên .maintenance.

WordPress tự động tạo tệp này mỗi khi nó phải chuyển sang chế độ bảo trì. Để đưa trang web của bạn trở lại bình thường, tất cả những gì bạn phải làm là xóa tệp .maintenance.

5. Lỗi Missed schedule

Có lẽ bạn đã biết, WordPress cho phép bạn lên lịch xuất bản bài viết cho bất kỳ ngày nào bạn muốn. Tính năng này cho phép bạn lên lịch trước cho nội dung của mình và không phải lo lắng về việc xuất bản bài viết theo cách thủ công.

Để làm được điều này, WordPress dựa vào cái gọi là cron jobs, đó là các nhiệm vụ được lên lịch. Nền tảng sử dụng cron jobs được mô phỏng để xuất bản các bài đăng theo lịch trình. Tóm lại, đôi khi nó sẽ bỏ lỡ ngày xuất bản. Bạn sẽ gặp phải lỗi này khi kiểm tra tab Posts của mình .

Nếu bạn là kiểu người thích lên lịch trước, thì lỗi này có thể được coi là nghiêm trọng. Cách tốt nhất để tránh nó hoàn toàn là sử dụng một plugin, chẳng hạn như Scheduled Post Trigger. Plugin này kiểm tra các bài đăng mà WordPress có thể đã không xuất bản và sau đó hoàn thành nhiệm vụ đó. Đây là một plugin tiện dụng, vì vậy tất cả những gì bạn làm là kích hoạt nó và để nó thực hiện công việc trong nền.

Nếu đang tìm kiếm trải nghiệm CMS 100% không có lỗi thì bạn sẽ thất vọng. Quản lý và phát triển trang web có nghĩa là bạn sẽ gặp lỗi cho dù bạn sử dụng bất cứ nền tảng nào. May mắn thay, WordPress thường hoạt động ổn định và an toàn khi được duy trì đúng cách.

Ngoài ra, các bạn tham khảo thêm Cách sửa lỗi WordPress hiển thị địa chỉ IP của Localhost tại đây.

Wordpress là một nền tảng tương đối ổn định, có lẽ đó là một trong những lý do khiến nó chiếm lĩnh hơn 76% thị trường CMS. Tuy nhiên, không có nền tảng nào là hoàn hảo. Gần như không thể tránh khỏi một ngày nào đó bạn sẽ gặp phải một vấn đề. Chính vì vậy, biết được các lỗi Wordpress hosting thường gặp và cách khắc phục là rất quan trọng.
Cách sửa bài viết trong WordPress
Cài đặt Discussion trong WordPress
Cách chỉnh sửa comment, bình luận trong WordPress
Cách chỉnh sửa file Media, hình ảnh trong WordPress
Cách kiểm duyệt bình luận, comment trong WordPress
Cách xem trước bài viết trên WordPress

ĐỌC NHIỀU