Cách chọn mua mainboard cho máy tính, laptop

Mainboard là cầu nối giữa các thiết bị, mọi thiết bị, linh kiện máy tính như CPU, RAM, HDD, VGA,… đều được gắn với mainboard. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại mainboard cũng như giá thành khác nhau, vì vậy bạn cần tìm hiểu cách chọn mua mainboard làm sao cho phù hợp với những thiết bị khác để đạt được hiệu quả tối ưu cho hệ thống của bạn.

CÁCH CHỌN MAINBOARD , CÁCH CHỌN MUA MAINBOARD

1. Kích thước mainboard

Kích thước mainboard là yếu tố quan trọng nhưng có rất ít người để ý đến. Với những case máy tính để bàn, có 2 kích thước phổ biến nhất của mainboard là ATX (Advanced Technology Extended) và kích thước mainboard của hệ thống HTPC là mini-ATX. Hình ảnh dưới đây  sẽ cho bạn cái nhìn trực quan hơn về kích thước của các loại mainboard.

Với nhu cầu lắp đặt máy tính để bàn thì lựa chọn mainboard ATX là phù hợp nhất. Những loại mainboard ATX đều được nhà sản xuất thiết kế theo quy chuẩn bố cục phù hợp để cho việc lắp đặt các linh kiện khác trong máy tính không bị vướng víu.

2. Hỗ trợ Socket, CPU

Socket là số chân tiếp xúc trên mainboard với CPU, nếu bạn mua mainboard có số chân tiếp xúc khác với số chân trên CPU thì thì khi bạn lắp CPU trên máy tính bạn sẽ không thể sử dụng CPU được. Vì thế đây là yếu tố rất quan trọng trong việc chọn mua mainboard.

Trên thị trường hiện nay có 2 hãng sản xuất CPU lớn nhất thế giới là IntelAMD. Chính vì thế mà mainboard cũng được chia ra làm 2 loại là mainboard hỗ trợ CPU Intel và mainboard hỗ trợ CPU AMD. Với mainboard Intel thì được chia ra nhiều socket khác nhau, phổ biến như  LGA (Land Grid Array) 775, 1150 và trên một số dòng CPU Kaby Lake mới nhất là 1151. Trên mainboard AMD thì có các chuẩn AM2, AM2+, AM3, AM3+, FM1, FM2,… Vì có nhiều loại socket khác nhau nên bạn cần tìm mainboard hỗ trợ số socket trên chiếc CPU mà bạn muốn lắp đặt.

3. Số chân cắm RAM

RAM (Random Access Memory) là bộ phận không thể thiếu trên máy tính. Vì vậy nên bạn cũng cần quan tâm đặc biết tới các khe cắm RAM trên chiếc mainboard của bạn. Hiện nay trên thị trường có các mainboard hỗ trợ số bus ram khác nhau và số lượng khe cắm, ví dụ như RAM của bạn có bus 1600Mhz mà mainboard của bạn chỉ hỗ trợ bus tối đa là 1333Mhz thì sẽ không thể tận dụng đượcc hết tốc độ của RAM và rất dễ gây xung đột. Bạn nên ưu tiên những mainboard có hỗ trợ bus RAM của bạn và nên ưu tiên những mainboard, RAM có số bus cao vì bus cao sẽ có tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn. Đồng thời nên lựa chọn những mainboard có số lượng khe cắm ram từ 2 khe trở lên để thuận tiện cho việc nâng cấp RAM sau này nếu có nhu cầu.

4. Các yếu tố khác

Hiện nay có rất nhiều loại mainboard có đầy đủ các cổng cắm theo các quy chuẩn PCI-E, cổng SATA3,… trên cả cả mainboard giá rẻ đủ để làm hài lòng và thuận tiện cho việc nâng cấp sau này. Bên cạnh đó, bạn nên mua mainboard ở những địa chỉ có uy tín và nhờ nhân viên hỗ trợ trực tiếp để chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với máy tính của bạn.

Trên đây là cách chọn mainboard , cách chọn mua mainboard mà Taimienphi.vn đã đề cập đến. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt được rõ ràng các thông số của mainboard và cách chọn ra mainboard phù hợp nhất với bộ máy tính của bạn. Ngoài ra, trong việc nâng cấp máy tính cũng không khó tránh khỏi những  sai lầm khi nâng cấp máy tính, bạn đọc hãy tìm hiểu kĩ hơn để đưa ra lựa chọn nâng cấp máy tính chính xác nhất nhé. Chúc các bạn thành công !


Có thể nói mainboard hay motherboard (bo mạch chủ) là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên một chiếc máy tính hoàn chỉnh. Trước khi mua một chiếc máy tính hay nâng cấp, thay thế mainboard thì bạn cần biết cách chọn mainboard làm sao cho phù hợp túi tiền, phù hợp với các linh kiện còn lại trong máy tính.
So sánh thông số CPU trên CPU Z
Cách xem nhà sản xuất, Model trên Mainboard
Cách xem cấu hình máy tính bằng CPU Z nhanh chóng, đơn giản nhất
Cách tải và cài đặt CPU Z trên PC
Cách xem BUS của RAM, MAIN, CPU máy tính, laptop bằng CPU-Z
Cách kiểm tra mainboard, xem thông tin nhà phát hành, các chỉ số của mainboard

ĐỌC NHIỀU