Các công việc làm thêm phù hợp với sinh viên nhất

Các công việc làm thêm phù hợp với sinh viên nhất
 

Mục Lục bài viết:
I. Một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn việc.
II. Các công việc không yêu cầu kinh nghiệm.
III. Các công việc yêu cầu kiến thức, kỹ năng.

I. Một số yếu tố cần cân nhắc trước khi chọn công việc

- Lịch làm việc: Lịch làm việc phải thực sự phù hợp với lịch học trên trường của sinh viên không, tránh trường hợp đi làm mà không đi học được và ngược lại.
- Địa điểm làm việc: Sinh viên cần chú ý về địa điểm làm việc để lựa chọn được phương tiện đi lại phù hợp, tránh để ảnh hưởng đến việc học ở trường. Do đó, tốt nhất bạn nên chọn nơi làm việc gần trường học hoặc nơi ở của mình.
- Công việc liên quan đến nghành học: Nếu lựa chọn được những công việc liên quan đến ngành học thì sẽ là rất tốt vì nó sẽ giúp sinh viên cải thiện được kỹ năng cũng như kinh nghiệm hữu ích cho công việc sau này.
- Mức lương: Sinh viên cần xem xét xem mức lương mà nhà tuyển dụng trả có xứng đáng với công sức mình bỏ ra hay không. Nếu thấy "bóc lột" quá thì tốt nhất nên chuyển công việc khác ngay.
 

II. Top các công việc không yêu cầu kinh nghiệm

1. Nhân viên phục vụ

Đây là công việc làm thêm phù hợp với sinh viên nhất vì công việc này thường sẽ tuyển theo ca để sinh viên có thể linh động lịch học và đi làm. Hiện nay, nhu cầu tuyển nhân viên phục vụ ở Việt Nam cũng cao. Sinh viên có thể đi làm nhân viên phục vụ ở các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, quán ăn, karaoke,.... và mức lương họ nhận được sẽ tính theo giờ, khoảng 12-15.000 đồng/tiếng. Công việc phục vụ có thể giúp sinh viên cải thiện nhiều kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng, xử lý vấn đề,...

2. Nhân viên bán hàng

Nếu yêu thích các công việc nhẹ nhàng, ngồi điều hoà thì sinh viên hoàn toàn có thể chuyển hướng sang làm nhân viên bán hàng theo ca. Địa điểm làm việc thường xuyên tuyển nhân viên bán hàng là các shop quần áo, phụ kiện, các siêu thị, trung tâm thương mại.... Công việc làm thêm này rất phù hợp với các sinh viên là nữ.

3. Nhân viên telesales/tư vấn bán hàng

Nhân viên telesales/tư vấn bán hàng cũng là việc làm thêm mà nhiều bạn sinh viên quan tâm hiện nay. Do tính chất công việc không yêu cầu bằng cấp nên chỉ cần có hiểu biết tốt về sản phẩm và kỹ năng giao tiếp, bán hàng, thuyết phục khách hàng là sinh viên hoàn toàn có thể kiếm được thêm một khoản tiền để trang trải cuộc sống.

4. Chạy xe ôm hoặc làm shipper

Nếu có xe máy, sinh viên có thể làm xe ôm hoặc shipper. Hiện nay, nhiều dịch vụ xe ôm khá phổ biến ở Việt Nam như Grab, Uber, Go Việt,....có nhu cầu tuyển dụng xe ôm rất nhiều. Không chỉ vậy, bán hàng online ngày càng trở lên thịnh hành nên nhu cầu tuyển shipper cũng đang gia tăng rất nhanh. Công việc làm thêm này rất linh hoạt về mặt thời gian mà mức thu nhập cũng khá tốt. Tuy vậy, do phải thường xuyên giao hàng ngoài trời nên sinh viên cần phải có sức khoẻ tốt. Cũng vì lẽ đó mà công việc này có lẽ chỉ phù hợp với các nam sinh viên.

5. Bán hàng online/cộng tác viên bán hàng online

Đây là công việc làm thêm mà sinh viên có thể làm tại nhà. Sinh viên không cần phải mất tiền thuê mặt bằng hay bỏ quá nhiều vốn mà chỉ cần có điện thoại hoặc máy tính với kết nối mạng để cộng tác với các shop bán hàng hoặc nhận order hàng online. Mức thu nhập đối với công việc làm thêm này cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào số lượng hàng hoá mà sinh viên bán được.
 

III. Top các công việc yêu cầu kiến thức, kỹ năng

1. Gia sư, trợ giảng

Nếu bạn là sinh viên sư phạm hoặc có kiến thức tốt về các môn học chính như Toán, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh,...và khả năng truyền đạt tốt thì gia sư chính là công việc làm thêm ngoài giờ học mà vn.joboko.com gợi ý cho bạn. Với công việc này, bạn không chỉ có thể cải thiện được kiến thức, kỹ năng của mình mà còn kiếm thêm được một khoản tiền khá lớn để trang trải. Mức lương với một buổi dạy gia sư hiện nay trung bình khoảng 150-200.000/2 tiếng. Số tiền này đối với sinh viên là không hề nhỏ đúng không nào?

Bên cạnh đó, nếu bạn có kiến thức ngoại ngữ tốt, bạn hoàn toàn có thể xin ứng tuyển làm trợ giảng part-time tại các trung tâm tiếng Anh, các trường học,... ở quanh khu vực mình sống.

2. Cộng tác viên viết bài

Đối với sinh viên có có kỹ năng viết lách tốt hoặc đang theo học các chuyên ngành liên quan đến báo chí, xã hội thì hãy thử ứng tuyển công việc cộng tác viên viết bài nhé! Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trang báo điện tử, website, blog,.. có nhu cầu tuyển dụng rất lớn đối với vị trí nhân viên biên tập viên part-time viết bài với mức nhuận bút vô cùng hấp dẫn.

3. Freelance

Hiện nay, rất nhiều ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng freelancer. Đương nhiên là các công việc này sẽ có đòi hỏi về mặt kiến thức và kỹ năng.

Nếu đang học về thiết kế, sinh viên có thể cân nhắc các công việc freelance như nhân viên thiết kế đồ hoạ, quảng cáo, logo, website,...

Nếu đang học khối ngành liên quan đến ngôn ngữ, các công việc làm thêm như biên dịch viên, thông dịch viên,... chắc hẳn sẽ là các lựa chọn hàng đầu của sinh viên.

Trên đây là các công việc làm thêm phù hợp với sinh viên nhất mà Joboko gợi ý đến độc giả. Nếu bạn đọc có ý kiến hay góp ý gì cho chúng tôi, vui lòng để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận của bài viết nhé! Ngoài ra, nếu là bà mẹ bỉm sữa và đang muốn tìm công việc thích hợp, hãy tham khảo Các công việc làm thêm cho các mẹ bỉm sữa dễ kiếm tiền tại đây.

Sau khi tham khảo gợi ý các công việc làm thêm phù hợp với sinh viên nhất, chắc hẳn bạn đã tìm được công việc parttime  phù hợp với năng lực, sở thích và bắt đầu rải hồ sơ xin việc rồi đúng không? Để quá trình xin việc, đi làm được thuận lợi, bạn cần một phương tiện di chuyển tốt, an toàn? Và xe máy là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn? Danh sách các mẫu xe máy giá rẻ, phù hợp với sinh viên đã được tổng hợp, chia sẻ ở bài viết Sinh viên mới ra trường nên mua xe gì của chúng tôi. Mời bạn đọc tìm hiểu, tham khảo.

Sinh viên Việt Nam hiện nay ngày càng năng động hơn khi có những bạn mới năm nhất đã "xung phong" đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ và kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Vậy các công việc làm thêm phù hợp với sinh viên nhất hiện nay là gì? Bạn đọc tìm hiểu cùng Taimienphi.vn nhé!
Cách viết đơn xin việc tiếng Anh
6 mẫu đơn xin, đề nghị, đổi giấy phép quan trọng
Bộ hồ sơ xin việc online gửi qua email gồm những giấy tờ gì?
Một số mẫu đơn xin, đề nghị quan trọng
Những đơn xin nghỉ học hài hước
Cách viết hồ sơ xin việc vào công ty

ĐỌC NHIỀU