Bình giảng bài thơ Nhớ đồng

Đề bài: Bình giảng bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Bình giảng bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu
 

I. Dàn ý Bình giảng bài thơ Nhớ đồng (Chuẩn)


1. Mở bài

Tập thơ "Từ ấy" của Tố Hữu tiêu biểu cho hồn thơ sục sôi, nhiệt huyết của chàng thanh niên giác ngộ ánh sáng cách mạng, bài thơ "Nhớ đồng" là một trong những bài thơ hay nhất của tập thơ.

2. Thân bài

- Nỗi nhớ da diết đầy xúc cảm trong những ngày trưa thương nhớ.
- Càng nhớ lại càng cô đơn, nỗi cô đơn càng ngập tràn, "hiu quạnh".
- Niềm mong nhớ ấy cứ khắc khoải, chực chờ, bao hình ảnh quê hương dần hiện về trong tâm khảm.
+ Là hương gió nhẹ nhẹ hòa trong mùi đất lành thơm ngát.
+ Là những luồng tre xanh toả bóng mát chiều hè...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Bình giảng bài thơ Nhớ đồng tại đây

 

II. Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Nhớ đồng (Chuẩn)

Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Đến với thơ ông, ta bắt gặp những áng thơ tràn đầy niềm tin, lý tưởng cách mạng. Tập thơ "Từ ấy" của ông tiêu biểu cho hồn thơ sục sôi, nhiệt huyết ấy, bài thơ "Nhớ đồng" là một trong những bài thơ hay nhất của tập thơ.

Bài thơ được viết trong hoàn cảnh Tố Hữu bị cầm tù nơi ngục tối. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết và nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của tác giả. Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ, là tiếng thơ tựa tiếng hát yêu thương, bộc lộ nỗi cô đơn, nỗi mong nhớ sâu thẳm nơi đáy lòng của người chiến sĩ cách mạng:

" Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò"

Lối so sánh hơn độc đáo của tác giả gợi lên nỗi nhớ da diết đầy xúc cảm. Không có gì thương và buồn hơn là những ngày trưa thương nhớ quê nhà. Càng nhớ lại càng cô đơn, nỗi nhớ càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn lại càng ngập tràn, "hiu quạnh" bấy nhiêu. Một tiếng hò tình quê cất lên thắm thiết mang thương nhớ cồn cào hay tiếng hò ấy là tiếng lòng hiu quạnh, lạnh giá, đơn độc của nhà thơ nơi chốn tù đày đau thương. Niềm mong nhớ ấy cứ khắc khoải, chực chờ, bao hình ảnh quê hương dần hiện về trong tâm khảm. Càng nhớ càng thương lại càng buồn trĩu nặng:

" Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu luồng tre mát thuở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai sắn ngọt bùi
Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đổi nhưng mà trôi cứ trôi"

Nơi chốn quê nhà thương yêu ấy có biết bao vẻ đẹp, bao dấu ấn mãi chẳng thể nào quên được. Đó là những gì đẹp đẽ nhất mà chỉ có ở chốn quê hương mình mà thôi, chẳng nơi đâu có thể thay thế được. Đó là hương gió nhẹ nhẹ hòa trong mùi đất lành thơm ngát, là những luồng tre xanh toả bóng mát chiều hè. Quê hương ấy còn là những cánh đồng có ô mạ xanh tươi nơi có những người dân cày một nắng hai sương lam lũ, chân chất, thật thà. Và đó còn là những ruộng nương khoai sắn ngọt bùi, là những mái nhà tranh ấm êm bình dị, tuy nghèo khó mà tấm lòng bao la, chứa chan tình người dành cho nhau. Cảm xúc theo nỗi nhớ trào dâng trong lòng, tiếng thơ mang theo biết bao tâm tình trong sâu thẳm tâm hồn. Điệp từ "Đâu" đứng ở đầu câu vừa như một câu hỏi tu từ lại vừa như đang kiếm tìm chút gì đó thân thuộc của những ngày xưa nơi quê nhà, khi mà chưa có chiến tranh, mất mát, đau thương. Đâu rồi những khung cảnh của ngày xưa, hiện tại sao thấy trống vắng mà hụt hẫng đến vậy. Đâu chỉ có cảnh vật quê hương, nỗi nhớ đó còn hướng về những con người của miền quê. Những người lao động cần cù nhẫn nại, qua bao gian khó vẫn kiên cường tranh đấu, vẫn hăng say với lao động. Nhà thơ nhắc đến họ bằng tình yêu và niềm kính trọng

"Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ủ ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng."

Dù có vất vả mệt nhọc, có khó khăn chồng chất thì những người nông dân vẫn giữ vững niềm tin, lạc quan trong gian khó. Vẫn cất lên giọng hò tha thiết xua tan những âm u, não nề. Bao kỉ niệm vẫn vậy, vẫn còn đó, vẫn được giữ mãi trong kí ức của nhà thơ. Khi nỗi nhớ cứ ngày một lớn thì kỉ niệm cũng theo dòng cảm xúc ùa về trong tâm tưởng. Nỗi nhớ làm sao ai có thể ngăn được. Một lần nữa, nhà thơ phải thốt lên nghẹn ngào:

" Gì đâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên sông một tiếng hò"

Biết bao vẻ đẹp xưa hiện về khiến lòng người không khỏi khắc khoải, nhớ thương. Nhưng đâu ai có thể sống mãi với quá khứ được, hiện tại luôn là thứ khiến con người phải trăn trở, đấu tranh:

"Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ giờ xa đơn chiếc ơi!"

Thực tại sao phũ phàng quá đi thôi, chỉ có nhà thơ đang nơi đây một mình một cõi. Bao cách biệt xa xôi thấm dần vào nỗi buồn kẻ cô đơn, chiếc bóng, những điều thân thuộc, bóng mẹ già cũng xa rồi, chỉ còn lại nỗi thương nhớ cứ dằn vặt mãi không thôi. Những lời cảm thán "Chao ôi","Ôi" cất lên nghe ngậm ngùi mà thê lương quá. Ta như cảm nhận được nỗi xót xa, đắng cay hòa trong từng lời thương nhớ vậy.

Tố Hữu - một nhà thơ- một chiến sĩ cách mạng yêu quê hương đất nước mình bằng một tấm lòng thiết tha, trọn vẹn. Tâm hồn luôn hướng về nguồn cội, về dân tộc và tổ quốc thân thương, gắn bó với nhân dân, cùng nhân dân lao động. Dẫu trong ngục hiểm nguy, khó khăn vẫn hướng về cuộc sống ngoài kia với những nỗi đau của dân tộc. Không chỉ là nhân dân, là đồng quê, Tố Hữu còn tìm về mình của những ngày xưa qua nỗi nhớ:

"Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ơi, bước chẳng rời."

Ai cũng có cho mình một quá khứ và Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ nhớ về những tháng ngày đầy gian nan khi đi tìm lẽ sống, kiếm lẽ yêu đời nhưng vẫn mãi một vòng quanh quẩn, chẳng tìm đâu ra một lối thoát cho cuộc sống chính mình. Nhưng rồi, mọi chuyện cũng trôi qua và trở nên tốt đẹp hơn khi bắt gặp được lý tưởng cách mạng sáng soi:

"Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng ưa ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời"

Lòng đầy hưng phấn, nhẹ nhàng khi tìm thấy chính niềm yêu trong lựa chọn của mình. Sự phấn khởi, hăng say, tự hào và khát khao cuộc sống được cất lên như một nốt nhạc tươi vui giữa cuộc đời. Còn gì vui hơn khi được sống với chính mình, có được sự nhẹ nhàng trong tâm khảm và được là chính mình cơ chứ? Hình ảnh so sánh niềm "nhẹ nhàng" với cánh chim thật độc đáo và ấn tượng, đó phải chăng đâu chỉ là niềm vui riêng mà còn là niềm vui chung cùng với thiên nhiên, đất trời.

"Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi!"

Bài thơ kết thúc bằng lời thơ được lặp lại đầy ắp một niềm thương, niềm khắc khoải khôn nguôi. Có lẽ, nỗi nhớ mãi vẫn sục sôi, cuộn trào trong trái tim người thì sĩ yêu nước.

Nhớ đồng là một trong những bài thơ đặc sắc của Tố Hữu, để học tốt bài thơ, bên cạnh bài Bình giảng bài thơ Nhớ đồng, các em có thể tham khảo thêm:  Phân tích bài Nhớ đồng, Soạn bài Nhớ đồng (Tố Hữu), soạn văn lớp 11, Dàn ý phân tích bài Nhớ đồng.

Với bài văn mẫu hướng dẫn bình giảng bài thơ Nhớ đồng dưới đây, các em chắc chắn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn thành yêu cầu này. Em có thể tham khảo bài viết của chúng tôi để học hỏi thêm cách diễn đạt cũng như cách trình bày bài viết cho khoa học.
Bình giảng đoạn thơ: "Mình đi, có nhớ những ngày... đậm đà lòng son" trong bài Việt Bắc
Bình giảng bài thơ Chợ Đồng
Dàn ý bình giảng bài thơ Tương tư
Bình giảng khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang: "Lơ thơ cồn nhỏ... trời rộng, bến cô liêu."
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu: "Nhớ bản sương giăng... đất lạ hóa quê hương"
Bình giảng bài thơ Tiến sĩ giấy

ĐỌC NHIỀU