Bài tập về tính thể tích khối lập phương lớp 5

Bên cạnh cung cấp các bài tập hữu ích để các em có thể luyện tập làm bài thường xuyên mà tài liệu bài tập về tính thể tích khối lập phương lớp 5 còn giúp các em biết được cách làm của mình có đúng không, có được các phương pháp giải các dạng toán tính thể tích.

Bài tập về tính thể tích khối lập phương lớp 5

Công thức tính thể tích hình lập phương lớp 5
- Xem và học lại công thức tính thể tích khối lập phương trước khi làm bài
- Đơn vị đo thể tích tính là m3, cm3, mm3 ...

Bài tập tính thể tích khối lập phương trong SGK

Bài 1 (trang 122 SGK Toán 5): Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Giải:

Diện tích một mặt là:
600 : 6 = 100 (dm2)
Vì 100 = 10 x 10 nên cạnh hình lập phương dài 10dm
Thể tích hình lập phương là:
10 x 10 x 10 = 1000(dm3) hay 1m3.

Bài 2 Trang 122, 123 SGK Toán 5: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. mỗi đề-xi-mét khối kim loại cân nặng 15kg. Hỏi khổi kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Phương Pháp Giải:

- Bài toán cho biết:
+ Cạnh của khối kim loại hình lập phương: 0,75m
+ Cân nặng của mỗi đề-xi-mét khối kim loại: 15kg
- Bài toán yêu cầu tìm: Cân nặng của khối kim loại đó

- Cách giải:

+ Bước 1: Tính thể tích khối kim loại bằng cách vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương: V = a x a x a
+ Bước 2: Đổi kết quả vừa tìm được từ đơn vị mét khối ra đề-xi-mét khối
+ Bước 3: Tính cân nặng của khối kim loại bằng cách lấy thể tích khối kim loại đem nhân với cân nặng của mỗi đề-xi-mét khối kim loại.
Giải:

Thể tích khối kim loại đó là:
0,75 x 0,75 x 0,75 = 0,421875 (m3)
Đổi: 0,421875 m3 = 421,875 dm3
Khối kim loại đó cân nặng:
15 x 421,875 = 6328,125 (kg)
Đáp số: 6328,125kg.

Bài 3 Trang 122, 123 SGK Toán 5 : Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật
b) Thể tích hình lập phương

Phương Pháp Giải:
- Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật: V = a x b x c (Thể tích bằng tích của chiều dài, chiều rộng và chiều cao)
- Công thức tính thể tích hình lập phương: V = a x a x a (Thể tích bằng cạnh nhân cạnh, nhân cạnh)

Giải:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
8 x 7 x 9 = 504 (cm3)
b) Cạnh hình lập phương dài:
(8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
Vậy thể tích hình lập phương là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
Đáp số: a) 504cm3 và b) 512cm3
Xem cụ thể trong bài viết Giải bài tập trang 122, 123 SGK Toán 5 để biết cách giải Toán lớp 5 hình lập phương

Bài tập tính thể tích khối lập phương trong vở bài tập

Bài 1 trang 36 VBT Toán 5 Tập 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Giải:
Biết cạnh của hình lập phương 2,5m.
Diện tích một mặt hình lập phương:
S = 2,5 x 2,5 = 6,25m2
Diện tích toàn phần hình lập phương:
Stp = 6,25 x 6 = 37,5m2
Thể tích hình lập phương:
V = 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625m3
Biết cạnh của hình lập phương 3/4 dm.
Diện tích một mặt hình lập phương:

Diện tích toàn phần hình lập phương:

Thể tích hình lập phương:

Biết cạnh của hình lập phương 4cm.
Diện tích một mặt hình lập phương:
S = 4 x 4 = 16cm2
Diện tích toàn phần hình lập phương:
Stp = 16 x 6 = 96cm2
Thể tích hình lập phương:
V = 4 x 4 x 4 = 64cm3
Biết cạnh của hình lập phương 5dm.
Diện tích một mặt hình lập phương:
S = 5 x 5 = 25dm2
Diện tích toàn phần hình lập phương:
Stp = 25 x 6 = 150dm2
Thể tích hình lập phương:
V = 5 x 5 x 5 = 125dm3

Bài 2 trang 36 VBT Toán 5 Tập 2: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,2m, chiều rộng 0,8m, chiều cao 0,6m và một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật đó.
a. Tính thể tích của mỗi hình trên.
b. Hình nào có thể tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu đề-xi-mét khối ?

Giải:
a.

Thể tích hình hộp chữ nhật là :
2,2 x 0,8 x 0,6 = 1,056 (m3)
Cạnh hình lập phương là :
(2,2 + 0,8 + 0,6) : 3 = 1,2 (m)
Thể tích hình lập phương là :
1,2 x 1,2 x 1,2 = 1,728 (m3)
b.

Thể tích hình lập phương lớn hơn thể tích hình hộp chữ nhật là :
1,728 - 1,056 = 0,672m3 = 672dm3

Bài 3 trang 37 VBT Toán 5 Tập 2: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 0,15m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó cân nặng 10kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?

Giải:

Thể tích khối kim loại là :
0,15 x 0,15 x 0,15 = 0,003375 (m3)
0,003375m3 = 3,375dm3
Khối kim loại đó nặng là :
10 x 3,375 = 33,75 (kg)
Đáp số : 33,75kg

Bài tập tính thể tích khối lập phương nâng cao, bổ sung

Câu 1: Người ta xếp các khối lập phương 1 cm3 thành các hình dưới đây.
Hãy tính thể tích mỗi hình đó.

Giải:
Đếm số khối lập phương ở từng hình, các em sẽ thấy được mỗi hình có thể tích là:
a) 12cm3
b) 16cm3
c) 18cm3

Câu 2: Tính thể tích hình lập phương cạnh a:
a) a = 6cm
b) a = 7,5 dm
c) a = 4/5 m
Giải:
a) Thể tích hình lập phương là 6 x 6 x 6 = 216cm3
b) Thể tích hình lập phương là 7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875dm3
c) Thể tích hình lập phương là 4/5 x 4/5 x 4/5 = 64/125m3

Câu 3: Hình lập phương A có cạnh 4 cm. Hình lập phương B có cạnh gấp 2 lần cạnh hình lập phương A. Hỏi thể tích hình lập phương B gấp bao nhiêu lần thể tích hình lập phương A.
Giải:
Cạnh hình lập phương B là 4 x 2 = 8cm
Thể tích hình lập phương B là 8 x 8 x 8 = 512cm3
Thể tích hình lập phương A là 4 x 4 x 4 = 64cm3
Ta có 512 : 64 = 8. Do đó, thể tích hình lập phương B gấp tới 8 lần hình lập phương A.

Câu 4: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 1/5 m. Mỗi xăng - ti-mét khối kim nặng 6,2 g. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki - lô-gam?

Giải:
Đổi: 1/5m = 20cm
Thể tích khối kim loại hình lập phương là 20 x 20 x 20 = 8000cm3
Khối kim loại cân nặng là 6,2 x 8000 = 49600 g
Đáp số là 49,6kg

Câu 5: Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Giải:

Câu 6: Một khối gỗ dạng hình lập phương có cạnh 20 cm. Người ta cắt đi một phần gỗ có dạng hình lập phương có cạnh bằng nửa cạnh khối gỗ đó. Tính thể tích phần gỗ còn lại.

Giải:
Thể tích khối gỗ hình lập phương ban đầu là 20 x 20 x 20 = 8000cm3
Cạnh của khối gỗ hình lập phương bị cắt là 20 : 2 = 10cm3
Thể tích khối gỗ bị cắt đi là 10 x 10 x 10 = 1000cm3
Do đó, thể tích phần còn lại là 8000 - 1000 = 7000cm3

Câu 7:

Với 4 khối gỗ hình lập phương cạnh 1cm, bạn An xếp được các hình như sau:
a) Tính diện tích toàn phần mỗi hình.
b) Tính thể tích mỗi hình
Giải:
a) Diện tích toàn phần của hình A (gồm 18 ô vuông cạnh 1 cm) bằng 18 cm2
Diện tích toàn phần của hình B (gồm 18 ô vuông cạnh 1 cm) bằng 18 cm2
Diện tích toàn phần của hình C (gồm 18 ô vuông cạnh 1 cm) bằng 18 cm2
b) Thể tích hình lập phương là 1 x 1 x 1 = 1cm3
Thể tích hình A, B và C bằng nhau là 1 x 4 = 4cm3
Bài tập về tính thể tích khối lập phương lớp 5 này cũng rất hữu ích với các thầy cô giáo dạy Toán lớp 5. Các thầy cô có thể tham khảo, lưu lại giúp kho tài liệu dạy học thêm đa dạng, hướng dẫn các em luyện tập thêm nhiều bài toán hay.

Tài liệu bài tập về công thức tính thể tích khối lập phương lớp 5 tổng hợp các bài trong sách giáo khoa, sách bài tập và bài tập bổ sung kèm theo đáp án từng bài. Thông qua tài liệu học Toán lớp 5 này, các em nhanh chóng củng cố kiến thức tính thể tính hình lập phương lớp 5, so sánh và đối chiếu cách làm, kết quả của từng bài.
Các dạng bài tập về hình lập phương lớp 5
Toán 5 Hình lập phương - Định nghĩa, Diện tích, Thể tích, Ví dụ
Giải Toán lớp 5 trang 122, 123 - Thể tích hình lập phương
Giải bài 2 trang 128 SGK Toán 5
Giải Toán lớp 5 trang 155, 156, Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích
Giải bài 2 trang 124,125 SGK Toán 5

ĐỌC NHIỀU