Phòng còn hơn chống, vì vậy bạn luôn phải chuẩn bị, sẵn sàng, vạch ra kế hoạch, và quan trọng nhất là kỹ năng thoát hiểm khi có cháy xảy ra. Vạch ra một kế hoạch sẵn bằng cách tính toán vị trí, sơ đồ nhà, vị trí các phòng như thế nào, lối thoát hiểm trên các toà nhà cao tầng, ....
Nếu đang sinh sống hoặc làm việc tại các nhà cao tầng, hoặc đang có ý định đi dã ngoại, cắm trại trong rừng. Dưới đây là 3 cách thoát hiểm bạn cần biết khi có cháy xảy ra.
Phần 1: Kỹ năng thoát hiểm bạn cần biết khi cháy nhà
1. Lên phương án và tập luyện để thoát hiểm khi có cháy
- Chuẩn bị trước kế hoạch thoát hiểm cho tất cả các thành viên trong gia đình của bạn để đề phòng trong trường hợp nếu cháy xảy ra. Xác định tất cả các lối ra và đường dẫn tới khu vực, vị trí an toàn.
- Quan trọng các lối thoát hiểm không dẫn đến các khu vực kín, vì bạn và các thành viên trong gia đình có thể sẽ bị ngạt khói.
- Hướng dẫn tất cả các thành viên các kỹ năng mở cửa, bao gồm cửa ra vào, cửa sổ, hàng rào, ... . Thường xuyên kiểm tra các khu vực, lối thoát, ... mà bạn có thể thoát hiểm trong trường hợp nếu cháy xảy ra.
- Luyện tập thoát nạn khoảng 1 đến 2 tháng 1 lần, kể cả ban đêm, thời điểm cháy có thể xảy ra và có thể gây thiệt hại về người.
2. Vạch sẵn điểm mạnh và điểm yếu từng thành viên trong gia đình
- Sau khi đã lên kế hoạch và tập luyện các kỹ năng thoát hiểm cho các thành viên. Đây là thời điểm để bạn nhìn lại các điểm mạnh cũng như điểm yếu của từng thành viên.
Giả sử nếu một trong số các thành viên trong gia đình bạn, chẳng hạn như các thành viên đã có tuổi, phải đi lại bằng xe lăn hoặc các phương tiện trợ giúp di chuyển, cần đảm bảo các phương tiện đó được để ở vị trí dễ tìm kiếm trong trường hợp khẩn cấp nếu có cháy xảy ra.
- Liên lạc ngay với đội chữa cháy và cứu nạn trong trường hợp nếu có cháy, hô hào hàng xóm để dập lửa.
3. Bò trên sàn nhà để tránh hít phải khói độc
Trong trường hợp nếu xảy ra cháy xảy ra và có khói, bạn nên nhớ bò trên sàn nhà vì không khí sẽ sạch hơn. Để mũi càng thấp càng tốt vì khói cháy rất độc, nếu hít phải khói độ, nó có thể giết bạn. Ngoài ra khi nằm càng thấp, bạn càng nhìn rõ lối thoát hiểm hơn.
4. Trước khi mở, thử đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy nóng thì đừng mở
- Trước khi mở cửa, bạn thử đặt mu bàn tay lên cánh cửa xem, nếu thấy nóng tuyệt đối không được mở cửa. Rất có thể sau cánh cửa là ngọn lửa đang bùng cháy, như vậy bạn sẽ gặp nguy hiểm. Nếu cánh cửa lối thoát hiểm chính đang nóng dần và đang cháy, bạn thử tìm lối thoát hiểm khác, hoặc cửa sổ khác để thoát hiểm.
- Dùng mu bàn tay để thử đặt lên cánh cửa chứ không phải lòng bàn tay. Vì da ở lòng bàn tay mỏng hơn, dễ bị bỏng hơn, sẽ cản trở việc thoát thân khi bò trên sàn nhà hay tìm lối thoát hiểm.
- Khi ra ngoài, chỉ mở cửa mà bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy.
5. Tuyệt đối không tìm chỗ trú thân khi có cháy
Ngay cả khi sợ hãi nhất, bạn tuyệt đối không được tìm chỗ trú thân chẳng hạn như dưới gầm giường, trong tủ quần áo hoặc các khu vực khó phát hiện khác. Đội ngũ cứu hỏa và người thân khác sẽ khó xác định được bạn đang ở đâu. Khi có cháy xảy ra, cố gắng giữ bình tĩnh và tìm ra lối thoát gần nhất để thoát thân.
6. Tìm chỗ thoát thân khác
Nếu lối thoát hiểm bị cháy hoặc có khói, bạn cần phải biết những lối thoát hiểm khác ở chỗ nào. Nếu đang cầm điện thoại, gọi ngay cho dịch vụ khẩn cấp để họ cung cấp cho bạn biết vị trí chính xác. Hoặc nếu không có thể sử dụng đèn pin, hoặc thứ gì đó để ra hiệu cho người bên ngoài.
- Nếu có khói, chặn các khe hở quanh cửa bằng ga trải giường, chăn, quần áo, ....
Phần 2: Kỹ năng thoát hiểm bạn cần biết khi cháy chung cư, nhà cao tầng
Dưới đây là một số kỹ năng thoát hiểm bạn cần biết khi có cháy ở chung cư hoặc nhà cao tầng:
1. Di chuyển đến lối thoát hiểm an toàn
Nếu đang sinh sống ở các khu chung cư hoặc các khách sạn, tòa nhà cao tầng, việc đầu tiên bạn cần làm là làm quen sơ đồ các tầng các lối thoát hiểm an toàn để phòng khi có cháy. Tìm hiểu đường đi ngắn nhất và nhanh nhất dẫn đến cầu thang thoát hiểm, và các lối thoát hiểm khác.
2. Thoát hiểm bằng cầu thang bộ
- Khi có cháy, tuyệt đối không được dùng thang máy mà phải thoát hiểm bằng cầu thang bộ. Nếu sinh sống ở các khu chung cư hoặc nhà cao tầng, thi thoảng thử tập luyện kỹ năng thoát thân bằng cách leo thang bộ, đếm xem có bao nhiêu cửa đến cầu thang bộ, và mất bao nhiêu lâu để xuống cầu thang.
- Tìm và nhấn chuông báo cháy thông báo cho ban quản trị tòa nhà trong trường hợp khẩn cấp.
- Quay lại ngay nếu phát hiện có khói dưới cầu thang.
- Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía.
3. Xem xét các vấn đề di chuyển để thoát hiểm
- Thông báo cho người dân sinh sống trong các hộ gia đình hoặc nhân viên văn phòng thoát hiểm bằng cầu thang bộ.
- Nếu sử dụng xe lăn và không thể di chuyển xuống cầu thang bộ, cố gắng tìm người nào đó ở gần khu vực bạn nhất để nhờ trợ giúp. Đừng quên gọi số khẩn cấp các cơ quan cứu hỏa địa phương trong trường hợp nếu có cháy xảy ra.
- Nếu không sử dụng được thang máy và đang bị mắc kẹt ở tầng trên, sử dụng các dịch vụ khẩn cấp để biết vị trí chính xác của bạn và ra hiệu cho người ở bên ngoài bằng các phương tiện mà bạn có sẵn.
4. Đảm bảo bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả 2 phía
- Đảm bảo bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả 2 phía. Trong trường hợp nếu cửa hàng lang hoặc cầu thang bộ bị khóa, bạn nhanh chóng qua trở lại phòng, sử dụng ga trải giường, chăn, quần áo, ... để chặn các khe hở và sử dụng đèn pin hoặc các phương tiện bất kỳ để ra hiệu ở phía cửa sổ.
- Nhớ dùng mu bàn tay để thử đặt lên cánh cửa kiểm tra trước khi thoát hiểm thông qua cửa hàng lang hoặc cửa cầu thang bộ.
Phần 3: Kỹ năng thoát hiểm bạn cần biết khi cháy rừng
1. Di chuyển xuống dốc và hướng gió
- Thời tiết khô hạn, nắng nóng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng. Nếu xảy ra cháy rừng, cố gắng di chuyển theo hướng gió đang thổi.
- Cố gắng nhìn lên trời để xem hướng đi của khói.
- Tìm hướng mà lá cây và cành đang rung.
2. Tìm khu vực không có vật liệu dễ cháy
- Sau khi di chuyển xuống dốc và hướng gió, cố gắng tìm kiếm khu vực không có vật liệu dễ cháy như cây khô, cỏ khô, ... .
- Tránh xác các khu vực hẻo lánh có nhiều bụi cây, bụi cỏ rậm.
3. Tìm sông, suối hoặc khu vực nào có nước
- Nếu không thể chạy đến các khu vực an toàn, thử tìm xem quanh đó có cống rãnh hoặc sông, suối nào có nước không để thoát thân.
- Gọi ngay cho các cơ quan địa phương và thông báo vị trí chính xác của bạn để được trợ giúp.
4. Tập luyện các kỹ năng leo núi và cắm trại an toàn
- Tập luyện các kỹ năng leo núi và cắm trại an toàn để đề phòng trong trường hợp nếu có cháy rừng xảy ra, chẳng hạn như trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khô hạn và nắng nóng, cháy rừng rất dễ xảy ra.
- Làm việc trực tiếp với đội kiểm lâm để kiểm tra xem khu vực mà bạn cắm trại có thường xảy ra cháy rừng hay không.
- Không đốt lửa trại trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn.
- Nếu lửa trại bị cháy, cố gắng bình tĩnh dập tắt lửa khi ngọn lửa còn nhỏ.
5. Di tản ngay nếu nhận được thông báo có cháy rừng
- Nếu nhận được thông báo có cháy rừng, di tản các thành viên ngay lập tức, càng nhanh càng tốt. Nếu khu vực bạn đang sinh sống thường hay xảy ra các vụ cháy rừng, đừng lơ là và đừng quên theo dõi các thông tin 24/24.
- Gọi ngay cho các cơ quan chức năng nếu phát hiện có vụ cháy rừng gần đó nhưng chưa nhận được lệnh di tản.
Như vậy bài viết trên Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn 3 cách thoát hiểm khi có cháy xảy ra. Tính mạng con người là quan trọng, vì thế hãy học cách nhận thức điều này và tuân thủ đúng các điều luật tại khu vực mà bạn đang sinh sống cũng như đang làm việc để phòng tránh cháy xảy ra.