Ý kiến về thông điệp "uống nước nhớ nguồn" qua Người mẹ vườn cau ngắn hay chọn lọc

Đề bài: Có người cho rằng, qua truyện ngắn này, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 6 - 8 dòng).

Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.
  4. Bài mẫu số 4.
  5. Bài mẫu số 5.

 

I. Dàn ý Ý kiến về thông điệp "uống nước nhớ nguồn" qua Người mẹ vườn cau ngắn gọn:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu về tác phẩm "Người mẹ vườn cau".

2. Thân đoạn:
- "Uống nước nhớ nguồn":
+ Là truyền thống quý báu của dân tộc.
+ Nhắc về lòng biết ơn trong cuộc sống.
- Thông điệp thể hiện trong tác phẩm:
+ Lòng biết ơn với những người chiến sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
+ Lòng biết ơn với những người mẹ Việt Nam anh hùng.

3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại giá trị "uống nước nhớ nguồn" được thể hiện qua tác phẩm.

Ý kiến về thông điệp "uống nước nhớ nguồn" qua tác phẩm Người mẹ vườn cau hay ngắn nhất

 

II. Đoạn văn mẫu Ý kiến về thông điệp "uống nước nhớ nguồn" qua Người mẹ vườn cau hay nhất:

 

1. Ý kiến về thông điệp "uống nước nhớ nguồn" qua Người mẹ vườn cau siêu hay - mẫu số 1:

Qua truyện ngắn "Người mẹ vườn cau", Nguyễn Ngọc Tư đã thành công truyền tải thông điệp "uống nước nhớ nguồn". Đây là đạo lí quý báu của người dân Việt Nam. Trong năm tháng chiến tranh, đã có biết bao người ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Đó là những người chiến sĩ quả cảm, giờ chỉ còn được gọi với danh xưng "hai chú trên bàn thờ"; là người mẹ Việt Nam anh hùng từng phải đi bán ve chai nuôi quân. Tất cả đã góp phần thể hiện lòng biết ơn mà nhà văn dành cho thế hệ đi trước. Từ đó đem đến nhiều bài học cho độc giả.

------------------------

Taimienphi.vn còn rất nhiều chủ đề, văn mẫu lớp 8 khác đợi em tham khảo như: Kể lại một hoạt động giàu ý nghĩa, Đoạn văn về chất thơ trong truyện Gió lạnh đầu mùa; Đoạn văn kể về một kỉ niệm có sử dụng trợ từ hoặc thán từ....

 

2. Ý kiến về thông điệp "uống nước nhớ nguồn" qua Người mẹ vườn cau hay ngắn - mẫu số 2:

Truyện ngắn "Người mẹ vườn cau" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho độc giả bài học ý nghĩa về đạo lí "uống nước nhớ nguồn". Đó là truyền thống tốt đẹp của người Việt, đề cao lòng biết ơn. Trong tác phẩm, đạo lí này được thể hiện qua thái độ của nhân vật ba với má Tư và người đồng đội khi xưa. Họ chính là những người mẹ Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ oai phong, quả cảm đã không tiếc thân mình bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, độc giả lại càng thêm trân trọng công lao và sự hi sinh của họ.

 

3. Ý kiến về thông điệp "uống nước nhớ nguồn" qua Người mẹ vườn cau siêu hay - mẫu số 3:

Truyện ngắn "Người mẹ vườn cau" đã thành công nhắn gửi tới người đọc một đạo lí quý báu của dân tộc. Đó chính là "uống nước nhớ nguồn". Trong những năm tháng chiến tranh dai dẳng, đã có rất nhiều người lính xung phong ra tiền tuyến, cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Cũng có bao người mẹ lén lau nước mắt khi tiễn con ra trận, trở thành hậu phương vững chắc cho những người chiến sĩ. Đó là hình ảnh của nhân vật ba, "hai chú trên ban thờ" và cả của má Tư. Với giọng văn nhẹ nhàng, giản dị, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn sự hi sinh của bao thế hệ đi trước.

 

4. Ý kiến về thông điệp "uống nước nhớ nguồn" qua Người mẹ vườn cau của học sinh giỏi - mẫu số 4:

"Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua truyện ngắn "Người mẹ vườn cau". Đó là câu chuyện về má Tư - một người mẹ Việt Nam anh hùng. Bà đã đi bán ve chai, đưa thư, mang theo thức ăn và tin tức,... Giờ tuổi đã cao, bà vẫn hàng năm hương khói, làm giỗ cho các chiến sĩ năm xưa. Đồng thời, hình ảnh người lính đã hi sinh thân mình vì Tổ quốc cũng được hiện lên qua lời kể của nhà văn. Có thể nói, tác phẩm "Người mẹ vườn cau" đã thành công giúp độc giả cảm nhận rõ hơn công lao của thế hệ đi trước. Từ đó thêm trân trọng cuộc sống hòa bình hiện tại.

 

5. Ý kiến về thông điệp "uống nước nhớ nguồn" qua Người mẹ vườn cau chọn lọc- mẫu số 5:

Truyện ngắn "Người mẹ vườn cau" đã thành công thể hiện đạo lí "uống nước nhớ nguồn" đáng quý của dân tộc. Đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ, đánh đổi tính mạng của bao thế hệ để giành lại độc lập, hòa bình. Điều này được thể hiện qua hình ảnh "hai chú trên ban thờ" đã từng "hiên ngang và anh dũng lắm". Hay như hình ảnh của má Tư - một người mẹ, người bà hiền hậu, thương con thương cháu. Bà đã từng "gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm" để bán ve chai, đưa thư, mang thức ăn, tin tức cho chiến sĩ. Má Tư chính là "một bà mẹ anh hùng". Qua các chi tiết đó, độc giả thấy được rất rõ nét sự kính yêu, biết ơn mà nhà văn dành cho những con người ấy. Đồng thời, càng thêm trân trọng nền hòa bình, độc lập, yên ổn mà mình đang được hưởng ngày hôm nay.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi nêu ý kiến về thông điệp "uống nước nhớ nguồn" qua Người mẹ vườn cau, em hãy thêm một vài chi tiết từ tác phẩm để làm dẫn chứng, tăng sức thuyết phục cho bài viết nhé.

Người Việt Nam ta nổi tiếng với bao phẩm chất truyền thống tốt đẹp. Hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài nêu Ý kiến về thông điệp "uống nước nhớ nguồn" qua Người mẹ vườn cau, Ngữ văn 8, Cánh Diều, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!
Giải toán lớp 7 trang 19 tập 2 sách Cánh Diều
Giải toán lớp 6 trang 62, 63 tập 1 sách Cánh Diều
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề Ngữ văn 6 Cánh Diều
Giải Toán lớp 6 trang 7, 8 tập 1 sách Cánh Diều - Tập hợp
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Giải bài tập trang 27 SGK Toán 3 Tập 1, Sách Cánh Diều

ĐỌC NHIỀU