1. Mở đoạn: Giới thiệu truyện cổ tích mà em yêu thích
2. Thân đoạn: Cảm nghĩ về truyện cổ tích:
a. Về nội dung:
+ Nêu cảm nghĩ về sự kiện, nhân vật, chi tiết,... trong truyện.
+ Đánh giá ý nghĩa của truyện: tác giả dân gian muốn gửi gắm, thể hiện bài học, thông điệp gì thông qua truyện?
b. Về nghệ thuật
3. Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về truyện cổ tích đó.
→ Lưu ý: Đoạn văn có sử dụng ba trạng ngữ, gạch chân, chú thích rõ trạng ngữ được sử dụng
1. Đoạn văn mẫu số 1
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em ấn tượng và yêu thích nhất là truyện "Sọ Dừa". Sọ Dừa sinh ra đã có ngoại hình khác với mọi người, chàng tròn như một quả dừa. Tuy ngoại hình xấu xí nhưng Sọ Dừa lại tài giỏi và có phẩm chất tốt đẹp. Vì thương mẹ, chàng đi chăn bò, làm thuê cho nhà phú ông. Sau này, chàng gặp người con út hiền lành của phú ông và nên duyên vợ chồng. Nhưng cuộc sống của chàng và vợ đang êm ấm thì chàng phải đi sứ theo lệnh vua. Cuối cùng, trải qua bao khó khăn và thử thách, hai vợ chồng sum họp và bên nhau hạnh phúc. Kết thúc có hậu của truyện đã thể hiện mong ước của các tác giả dân gian về một cuộc sống công bằng, con người ở hiền sẽ gặp lành. Bên cạnh thành công về nội dung, truyện còn sáng tạo trong việc xây dựng chi tiết kì ảo, giúp nhân vật Sọ Dừa hiện lên sinh động và hấp dẫn. Thông qua câu chuyện này, em càng thêm yêu thích các tác phẩm trong kho tàng truyện cổ tích nước ta.
2. Đoạn văn mẫu Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ số 2
"Em bé thông minh" là truyện cổ tích em yêu thích nhất. Hình ảnh em bé thông minh vượt qua bốn lần thách đố đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Lần thách đố đầu tiên, đứng trước câu hỏi thách đố của viên quan, em bé đã nhanh nhạy hỏi ngược lại ông ta. Chỉ với một câu hỏi như vậy, em bé đã cho thấy sự nhanh trí của mình và thu hút sự chú ý của viên quan kia. Vì ứng xử khôn ngoan, em bé đã được vua và đình thần công nhận là thông minh, lỗi lạc sau thử thách thứ hai, thứ ba. Ở thử thách thứ tư, đứng trước lời thách đố lại đến từ vị sứ giả của nước láng giềng muốn xâm lược nước ta sứ giả, em bé đã đọc những câu hát "Tang tình tang! Tang tình tang..." để đưa ra đáp án. Thật xứng đáng với trí thông minh, lỗi lạc khi em bé được phong làm trạng nguyên và sống trong dinh thự bên hoàng cung. Với những sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng nhân vật đã góp phần thể hiện mong ước của các tác giả dân gian về một cuộc sống hạnh phúc . Thông qua câu chuyện này, em càng thêm yêu thích truyện cổ tích của nước ta.
3. Đoạn văn mẫu Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ số 3
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, "Em bé thông minh" là truyện em thích nhất. Truyện kể về cậu bé tuy tuổi còn nhỏ nhưng lại thông minh và tài trí. Đứng trước thử thách của viên quan, nhà vua hay vị sứ giả của nước láng giềng muốn lăm le xâm lược nước ta, em bé đều bình tĩnh ứng đối. Với tài trí của mình, em bé đã giúp dân làng vượt qua thử thách của nhà vua, giúp đất nước vượt qua đe dọa bị xâm lăng. Cuối cùng, em bé được tất cả mọi người công nhận và nhà vua đã phong em làm trạng nguyên. "Em bé thông minh" với cái kết có hậu đã phản ánh mong ước của nhân dân lao động về một cuộc sống xứng đáng, hạnh phúc hơn, đồng thời ca ngợi trí tuệ dân gian. Bên cạnh những độc đáo trong nội dung là nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật thông qua xây dựng hình tượng nhân vật em bé. Từ đây, em càng thêm yêu thích "miền cổ tích" của văn học dân gian nước ta.
Em có thể tham khảo các đoạn văn trên đây để viết bài trình bày cảm nhận về một truyện cổ tích mà mình yêu thích. Ngoài ra, em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 6 khác:
- Viết một đoạn văn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm
- Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm bằng sơ đồ
1. Mở đoạn: Giới thiệu truyện cổ tích mà em yêu thích
2. Thân đoạn: Cảm nghĩ về truyện cổ tích:
a. Về nội dung:
+ Nêu cảm nghĩ về sự kiện, nhân vật, chi tiết,... trong truyện.
+ Đánh giá ý nghĩa của truyện: tác giả dân gian muốn gửi gắm, thể hiện bài học, thông điệp gì thông qua truyện?
b. Về nghệ thuật
3. Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về truyện cổ tích đó.
→ Lưu ý: Đoạn văn có sử dụng ba trạng ngữ, gạch chân, chú thích rõ trạng ngữ được sử dụng
1. Đoạn văn mẫu số 1
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em ấn tượng và yêu thích nhất là truyện "Sọ Dừa". Sọ Dừa sinh ra đã có ngoại hình khác với mọi người, chàng tròn như một quả dừa. Tuy ngoại hình xấu xí nhưng Sọ Dừa lại tài giỏi và có phẩm chất tốt đẹp. Vì thương mẹ, chàng đi chăn bò, làm thuê cho nhà phú ông. Sau này, chàng gặp người con út hiền lành của phú ông và nên duyên vợ chồng. Nhưng cuộc sống của chàng và vợ đang êm ấm thì chàng phải đi sứ theo lệnh vua. Cuối cùng, trải qua bao khó khăn và thử thách, hai vợ chồng sum họp và bên nhau hạnh phúc. Kết thúc có hậu của truyện đã thể hiện mong ước của các tác giả dân gian về một cuộc sống công bằng, con người ở hiền sẽ gặp lành. Bên cạnh thành công về nội dung, truyện còn sáng tạo trong việc xây dựng chi tiết kì ảo, giúp nhân vật Sọ Dừa hiện lên sinh động và hấp dẫn. Thông qua câu chuyện này, em càng thêm yêu thích các tác phẩm trong kho tàng truyện cổ tích nước ta.
2. Đoạn văn mẫu số 2
"Em bé thông minh" là truyện cổ tích em yêu thích nhất. Hình ảnh em bé thông minh vượt qua bốn lần thách đố đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Lần thách đố đầu tiên, đứng trước câu hỏi thách đố của viên quan, em bé đã nhanh nhạy hỏi ngược lại ông ta. Chỉ với một câu hỏi như vậy, em bé đã cho thấy sự nhanh trí của mình và thu hút sự chú ý của viên quan kia. Vì ứng xử khôn ngoan, em bé đã được vua và đình thần công nhận là thông minh, lỗi lạc sau thử thách thứ hai, thứ ba. Ở thử thách thứ tư, đứng trước lời thách đố lại đến từ vị sứ giả của nước láng giềng muốn xâm lược nước ta sứ giả, em bé đã đọc những câu hát "Tang tình tang! Tang tình tang..." để đưa ra đáp án. Thật xứng đáng với trí thông minh, lỗi lạc khi em bé được phong làm trạng nguyên và sống trong dinh thự bên hoàng cung. Với những sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng nhân vật đã góp phần thể hiện mong ước của các tác giả dân gian về một cuộc sống hạnh phúc . Thông qua câu chuyện này, em càng thêm yêu thích truyện cổ tích của nước ta.
3. Đoạn văn mẫu Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ số 3
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, "Em bé thông minh" là truyện em thích nhất. Truyện kể về cậu bé tuy tuổi còn nhỏ nhưng lại thông minh và tài trí. Đứng trước thử thách của viên quan, nhà vua hay vị sứ giả của nước láng giềng muốn lăm le xâm lược nước ta, em bé đều bình tĩnh ứng đối. Với tài trí của mình, em bé đã giúp dân làng vượt qua thử thách của nhà vua, giúp đất nước vượt qua đe dọa bị xâm lăng. Cuối cùng, em bé được tất cả mọi người công nhận và nhà vua đã phong em làm trạng nguyên. "Em bé thông minh" với cái kết có hậu đã phản ánh mong ước của nhân dân lao động về một cuộc sống xứng đáng, hạnh phúc hơn, đồng thời ca ngợi trí tuệ dân gian. Bên cạnh những độc đáo trong nội dung là nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật thông qua xây dựng hình tượng nhân vật em bé. Từ đây, em càng thêm yêu thích "miền cổ tích" của văn học dân gian nước ta.
Em có thể tham khảo các đoạn văn trên đây để viết bài trình bày cảm nhận về một truyện cổ tích mà mình yêu thích. Ngoài ra, em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 6 khác:
- Viết một đoạn văn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm
- Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm bằng sơ đồ