1. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát tác giả và văn bản.
2. Thân đoạn:
- Trình bày nét đặc sắc về nội dung của văn bản.
- Trình bày nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.
3. Kết đoạn: Khẳng định giá trị của văn bản.
1. Đoạn văn mẫu số 1
Với ngòi bút sáng tạo, qua đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng", nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa chân thực vẻ đẹp con người và thiên nhiên nơi đất rừng miền Tây Nam Bộ. Đoạn trích đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Võ Tòng - một người chất phác, cởi mở, phóng khoáng và vô cùng gan dạ. Bên cạnh những đặc sắc về nội dung, chúng ta không thể phủ nhận những độc đáo trong nghệ thuật. Chỉ trong một đoạn trích ngắn, ta thấy được sự tài tình của nhà văn khi có sự chuyển đổi lời kể từ ngôi thứ nhất xưng "tôi" của nhân vật bé An sang lời kể của ngôi kể chuyện thứ ba. Việc sử dụng kết hợp nhiều lời kể cùng ngôn ngữ và cách miêu tả phong cảnh, tính cách con người đậm chất Nam Bộ đã làm người đọc hiểu rõ hơn về vùng đất phương Nam cũng như phong cách nghệ thuật đặc trưng của Đoàn Giỏi. Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đã mở ra hình ảnh tươi đẹp của con người và thiên nhiên nơi đây.
2. Đoạn văn mẫu Viết đoạn văn nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng số 2
Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" trích trong "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi được coi là đoạn trích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Ngòi bút sắc nét của Đoàn Giỏi đã rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh con người và khung cảnh thiên nhiên đậm chất Nam Bộ. Hình ảnh Võ Tòng hiện lên là một người gan dạ, chất phác và phòng khoáng, sống hòa mình với thiên nhiên. Để người đọc hiểu hơn nữa về con người Võ Tòng, nhà văn đã rất sáng tạo trong việc kết hợp lời kể theo ngôi thứ nhất xưng "tôi" và lời kể theo ngôi thứ ba. Nhờ có sự kết hợp này, việc khắc họa nhân vật đã trở nên đa chiều, toàn diện hơn. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cùng cách miêu tả tính cách con người, phong cảnh thiên nhiên đậm chất Nam Bộ đã hoàn toàn thu hút bạn đọc đến với đất rừng phương Nam - nơi con người và thiên nhiên giao cảm hòa hợp. Với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật như vậy, đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" sẽ mãi in sâu trong tâm trí mỗi bạn đọc chúng ta.
3. Đoạn văn Viết đoạn văn nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng số 3
Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" với nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đã khẳng định được ngòi bút tài hoa của Đoàn Giỏi. Chỉ với một đoạn trích ngắn, nhà văn đã khắc họa chân thực vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng U Minh. Võ Tòng hiện lên với cuộc sống cô độc nơi đất rừng, với cái tính cách chất phác, phóng khoáng, ngang tàng và gan dạ. Và để làm nổi bật nhân vật này, nhà văn đã tinh tế kết hợp hai ngôi kể,ngôi thứ nhất xưng "tôi" và ngôi kể thứ ba. Đặc sắc trong nghệ thuật còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ, cách miêu tả tính cách con người, thiên nhiên mang màu sắc Nam Bộ. Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" sẽ khiến bạn đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung vùng đất phương Nam tươi đẹp.
Với dàn ý và những đoạn văn tham khảo trên đây, hy vọng các em có thể nắm rõ nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng. Các em cùng tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 7 để có thể làm bài tốt, học văn dễ dàng:
- Trong truyện Buổi học cuối cùng, em thích nhất nhân vật hoặc chi tiết, hình ảnh nào? Hãy viết một đoạn văn giải thích lí do vì sao em thích
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình