1. Mở đoạn:
- Giới thiệu về một văn bản nghị luận đã học.
3. Thân đoạn:
- Nêu cảm nhận về:
+ Nội dung của văn bản nghị luận.
+ Cách lập luận trong bài viết.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại cảm nhận của bản thân.
Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm. Đúng như tên nhan đề, nội dung chính mà đoạn trích đề cập là đức tính, phong cách sống giản dị của một vị lãnh tụ. Trước hết, tác giả nêu trực tiếp vấn đề ngay trong phần mở đầu. Sau đó, tác giả lần lượt đi chứng minh qua các khía cạnh như: đức tính giản dị của Người được thể hiện trong sinh hoạt, trong đời sống vật chất, tâm hồn và trong nói, viết. Nhờ cách lập luận như vậy, em dễ dàng theo dõi văn bản, đồng thời, hiểu rõ hơn về con người Bác.
=> Kiến thức tiếng Việt:
* Tính mạch lạc:
- Các câu trong đoạn đều xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
- Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí:
+ Phần mở đoạn: giới thiệu văn bản và nêu cảm xúc chung của bản thân về văn bản ấy.
+ Thân đoạn: các câu tập trung làm rõ vấn đề mà bài viết hướng đến.
+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nhận.
* Biện pháp liên kết:
+ Thay thế bằng từ đồng nghĩa ("văn bản"- "đoạn trích", "Người" - "Bác").
+ Lặp từ "tác giả".
Sau khi đọc xong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", em cảm thấy thật tự hào, yêu mến đất nước ta. Với cách triển khai nội dung sáng tạo, Người đã làm nổi bật vấn đề: lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Để bài viết thêm sức thuyết phục và hấp dẫn, Người sử dụng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể như "Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,...", "từ các cụ già tóc bạc [...] yêu nước, ghét giặc". Nhờ vậy, người đọc đã có cái nhìn chi tiết, đầy đủ về một truyền thống quý báu, tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, tự rút ra bài học giá trị, giàu ý nghĩa về tinh thần yêu nước. Đây quả là một tác phẩm hay.
=> Kiến thức tiếng Việt:
* Tính mạch lạc:
- Các câu trong đoạn đều xoay quanh chủ đề: nêu cảm nghĩ về văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
- Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí:
+ Phần mở đoạn: giới thiệu văn bản và nêu cảm xúc chung của bản thân về văn bản.
+ Thân đoạn: các câu tập trung làm rõ vấn đề mà bài viết hướng đến.
+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nhận của người viết.
* Biện pháp liên kết:
+ Thay thế bằng từ đồng nghĩa ("đất nước ta"- "Việt Nam").
+ Lặp từ "Người".
"Đức tính giản dị của Bác Hồ" được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết trong một bài diễn văn. Thông qua đoạn trích này, người đọc đã có những hình dung cụ thể về đời sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay ở phần mở đầu văn bản, tác giả nhấn mạnh "đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch". Đây chính là vấn đề trọng tâm mà văn bản hướng đến. Để làm nổi bật vấn đề, cố Thủ tướng đã kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Các bằng chứng được đưa ra vô cùng cụ thể và giàu sức thuyết phục. Qua đó, em hiểu sâu hơn về đức tính giản dị cao quý của Bác. Đồng thời, càng thêm yêu mến, kính trọng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
=> Kiến thức tiếng Việt:
* Tính mạch lạc:
- Các câu trong đoạn đều xoay quanh vấn đề: trình bày cảm nghĩ về văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
- Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí:
+ Phần mở đoạn: giới thiệu văn bản.
+ Thân đoạn: các câu tập trung làm rõ vấn đề mà bài viết hướng đến.
+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nhận của bản thân.
* Biện pháp liên kết:
+ Thay thế bằng từ đồng nghĩa ("Đức tính giản dị của Bác Hồ"- "đoạn trích").
+ Lặp từ "văn bản", "vấn đề".
"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong trong "Báo cáo Chính trị". Vấn đề mà văn bản này đặt ra là tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay. Vấn đề ấy xuất phát từ yêu cầu thực tế, hoàn cảnh bấy giờ. Đó là việc đề cao lòng yêu nước nhằm phục vụ kháng chiến. Sau khi nhấn mạnh ý kiến "Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn", người viết lần lượt trình bày lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh. Không chỉ đưa ra bằng chứng cụ thể từ các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong quá khứ, tác giả còn đề cập đến biểu hiện của lòng yêu nước ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Nhờ đó, văn bản càng thêm thuyết phục người đọc, người nghe.
=> Kiến thức tiếng Việt:
* Tính mạch lạc:
- Các câu trong đoạn đều xoay quanh nội dung: nêu cảm nghĩ về văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
- Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí:
+ Phần mở đoạn: giới thiệu văn bản và nêu cảm xúc chung của bản thân.
+ Thân đoạn: các câu tập trung làm rõ vấn đề mà bài viết hướng đến.
+ Kết đoạn: khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.
* Biện pháp liên kết:
+ Thay thế bằng từ đồng nghĩa ("Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"- "văn bản", "người viết" - "tác giả").
Nhắc đến cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chúng ta không thể không nhớ tới đoạn trích "Đức tính giản dị của Bác Hồ". Bằng việc sử dụng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, chính xác, tác giả đã làm nổi bật vấn đề: đức tính, phong cách sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả chứng minh vấn đề này trên từng khía cạnh riêng lẻ như: trong sinh hoạt, trong đời sống vật chất và tâm hồn, trong cách nói, viết. Ngoài ra, cách kết hợp lí lẽ và bằng chứng cũng làm cho bài viết thêm lôi cuốn, giàu sức thuyết phục. Nhờ vậy, văn bản đã thực sự chạm tới trái tim độc giả, giúp chúng ta hiểu hơn về con người Hồ Chủ tịch vĩ đại.
=> Kiến thức tiếng Việt:
* Tính mạch lạc:
- Các câu trong đoạn đều xoay quanh vấn đề: nêu cảm nhận về văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
- Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí:
+ Phần mở đoạn: giới thiệu văn bản.
+ Thân đoạn: các câu tập trung làm rõ vấn đề mà bài viết hướng đến.
+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nhận của bản thân.
* Biện pháp liên kết:
+ Thay thế bằng từ đồng nghĩa ("cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng"- "tác giả", "bài viết" - "văn bản").
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Những văn bản nghị luận trong bài 8 đều là những tác phẩm chính luận đặc sắc, tiêu biểu. Thông qua văn mẫu lớp 7 này, các em sẽ học được tính logic, chặt chẽ trong việc triển khai dàn ý và viết bài nghị luận. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 7!
Các em xem thêm nhiều bài văn mẫu khác:
- Hãy tưởng tượng em là người gọt được bát hoa thủy tiên đẹp
- Nghị luận về Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó