Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài Mùa xuân nho nhỏ

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài Mùa xuân nho nhỏ

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài Mùa xuân nho nhỏ
 

A. Dàn ý chung nêu cảm nhận về đoạn thơ yêu thích trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ yêu thích.

2. Thân đoạn:
- Nêu cảm nhận về nội dung của đoạn thơ.
- Nêu cảm nhận về nghệ thuật của đoạn thơ.

3. Kết đoạn: Khái quát cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về đoạn thơ.

 

B. Dàn ý chi tiết và đoạn văn mẫu nêu cảm nhận về đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ


Đề 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài Mùa xuân nho nhỏ

I. Dàn ý nêu cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ yêu thích.

2. Thân đoạn:

* Nêu cảm nhận về nội dung của đoạn thơ:

- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân vui tươi, rộn rã:

+ Màu sắc hài hòa của tự nhiên.

+ Âm thanh tươi vui của tự nhiên.

- Tâm trạng rộn ràng, nâng niu của nhân vật trữ tình trước bức tranh thiên nhiên mùa xuân.

* Nêu cảm nhận về nghệ thuật của đoạn thơ:

- Thể thơ năm chữ ngắn gọn.

- Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc.

- Từ ngữ giàu sức gợi hình.

3. Kết đoạn:

- Khái quát cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về đoạn thơ.

II. Đoạn văn mẫu nêu cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

Trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải, em đặc biệt yêu thích đoạn thơ "Mọc giữa dòng sông xanh". Hình ảnh thơ giàu sức gợi đã khơi gợi cho em những liên tưởng về bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi vui, rộn rã. Bức tranh ấy được pha trộn bởi hai gam màu chủ đạo là màu xanh của dòng sông và màu tím biếc của bông hoa. Hoa xuất hiện làm bừng sáng cả không gian. Bức tranh ấy không hề tĩnh lặng mà bị phá vỡ bởi âm thanh rộn ràng của tiếng chim. Khung cảnh thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khiến chủ thể trữ tình phải đưa tay hứng "từng giọt long lanh rơi". Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ gần gũi cũng từ ngữ giàu sức gợi hình, tác giả đã thể hiện tâm trạng phấn khởi và tình yêu thiên nhiên say đắm. Bức tranh tươi đẹp mà nhà thơ khắc họa đã làm lay động trái tim em.


Đề 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ thứ hai trong bài Mùa xuân nho nhỏ

I. Dàn ý nêu cảm nhận về khổ thơ thứ hai trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ yêu thích.

2. Thân đoạn:

* Nêu cảm nhận về nội dung của đoạn thơ:

- Khung cảnh sinh hoạt, lao động của con người trong mùa xuân:

+ Hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng" mang ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ở thời điểm bài thơ ra đời.

+ "Lộc giắt đầy bên lưng" gợi liên tưởng về những người lính dùng lá ngụy trang, bảo vệ Tổ quốc.

+ "Lộc trải dài nương mạ" gợi ra cánh đồng trù phú, tươi tốt, mênh mông.

=> Khung cảnh mùa xuân của đất nước mang vẻ đẹp tươi sáng, tràn đầy niềm tin, hi vọng.

* Nêu cảm nhận về nghệ thuật của đoạn thơ:

- Thể thơ năm chữ ngắn gọn.

- Biện pháp điệp ngữ "Mùa xuân", "lộc", "tất cả".

3. Kết đoạn:

- Khái quát cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về đoạn thơ.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài Mùa xuân nho nhỏ

II. Đoạn văn mẫu nêu cảm nhận về khổ thơ thứ hai trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

Đọc bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", em thích nhất là khổ thơ thứ hai. Khung cảnh mùa xuân của đất nước được khắc họa tinh tế thông qua hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng". Đây đều là những hình ảnh biểu tượng, tượng trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng ở thời điểm bài thơ ra đời. Nếu như câu thơ "Lộc giắt đầy bên lưng" gợi liên tưởng về hình ảnh những người chiến sĩ dùng lá ngụy trang, bảo vệ Tổ quốc thì dòng "Lộc trải dài nương mạ" lại đem đến cho em hình dung về cánh đồng mênh mông, tươi tốt. Điệp từ "tất cả" kết hợp với từ láy "hối hả", "xôn xao" làm cho nhịp thơ trở nên khẩn trương, gấp gáp, diễn tả được không khí lao động đầy nhiệt huyết, hăng say. Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn, từ ngữ cô đọng và điệp ngữ "mùa xuân", "lộc", "tất cả như", tác giả đã miêu tả chân thực vẻ đẹp mùa xuân. Đoạn thơ đã cho em cảm nhận về một nhịp sống sôi động trong nhiệm vụ dựng xây, bảo vệ Tổ quốc.
 

Đề 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ thứ ba trong bài Mùa xuân nho nhỏ

I. Dàn ý nêu cảm nhận về khổ thơ thứ ba trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ yêu thích.

2. Thân đoạn:

* Nêu cảm nhận về nội dung của đoạn thơ:

- Niềm tự hào và niềm tin vào tương lai tươi sáng của nhà thơ trước mùa xuân đất nước:

+ Gợi nhắc về quá khứ hào hùng, vẻ vang của dân tộc: "Đất nước bốn ngàn năm/ Vất vả và gian lao".

+ Niềm tin vào tương lai tươi sáng: "Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước."

* Nêu cảm nhận về nghệ thuật của đoạn thơ:

- Thể thơ năm chữ ngắn gọn.

- Cách ngắt nhịp uyển chuyển, linh hoạt.

3. Kết đoạn:

- Khái quát cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về đoạn thơ.

II. Đoạn văn mẫu nêu cảm nhận về khổ thơ thứ ba trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

Mỗi lần đọc bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải, em đều ấn tượng với đoạn thơ "Đất nước bốn ngàn năm/ Vất vả và gian lao/ Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước.". Nhà thơ nhắc lại quá khứ hào hùng, vẻ vang của dân tộc thông qua từ ngữ "vất vả", "gian lao" kết hợp với số từ "bốn ngàn năm" đã cho thấy chặng đường xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vô cùng khó khăn, gian khổ. Đặc biệt, hình ảnh so sánh "Đất nước như vì sao" đã bày tỏ niềm tin của tác giả vào ngày mai tươi sáng của đất nước. Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn cùng cách gieo vần, ngắt nhịp uyển chuyển, đoạn thơ đã đem đến cho em cảm nhận về niềm tin vào tương lai tươi sáng của tác giả khi chứng kiến mùa xuân đất nước.
 

Đề 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ thứ tư trong bài Mùa xuân nho nhỏ

I. Dàn ý nêu cảm nhận về khổ thơ thứ tư trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ yêu thích.

2. Thân đoạn:

* Nêu cảm nhận về nội dung của đoạn thơ:

- Khát vọng được dâng hiến cho cuộc đời của nhà thơ:

+ Hóa thân thành những sự vật trong tự nhiên để làm đẹp cho cuộc đời: làm chim để dâng tiếng hót, làm hoa để dâng hương thơm.

+ Cống hiến thầm lặng, lặng lẽ: "Ta nhập vào hòa ca/ Một nốt trầm xao xuyến".

* Nêu cảm nhận về nghệ thuật của đoạn thơ:

- Thể thơ năm chữ ngắn gọn.

- Biện pháp điệp ngữ "ta".

3. Kết đoạn:

- Khái quát cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về đoạn thơ.

II. Đoạn văn mẫu nêu cảm nhận về khổ thơ thứ tư trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

Đoạn thơ "Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa/ Ta nhập vào hòa ca/ Một nốt trầm xao xuyến" thực sự gây ấn tượng mạnh đối với em. Đoạn thơ thể hiện khát vọng được dâng hiến cho đời của tác giả. Điệp ngữ "ta làm" nhấn mạnh ước muốn được hóa thân thành những sự vật trong tự nhiên để làm đẹp cho đời. Ông muốn làm chim để dâng tiếng hót tươi vui, rộn rã, làm hoa để góp hương thơm tô điểm cuộc đời. Đây đều là những ước muốn vô cùng bình dị, nhỏ bé. Hai câu thơ "Ta nhập vào hòa ca/ Một nốt trầm xao xuyến" càng cho thấy khát vọng được cống hiến thầm lặng, đơn sơ của ông. Thể thơ năm chữ ngắn gọn cùng điệp ngữ "ta làm" đã góp phần thể hiện tâm nguyện hiến dâng của nhà thơ. Đoạn thơ để lại trong em nhiều suy nghĩ về khát vọng sống cống hiến.
 

Đề 5: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ thứ năm trong bài Mùa xuân nho nhỏ

I. Dàn ý nêu cảm nhận về khổ thơ thứ năm trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ yêu thích.

2. Thân đoạn:

* Nêu cảm nhận về nội dung của đoạn thơ:

- Khát vọng được dâng hiến cho cuộc đời của nhà thơ:

+ "Một mùa xuân nho nhỏ" ẩn dụ cho cuộc đời mỗi người.

+ Từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" thể hiện sự khiêm tốn và ước muốn cống hiến thầm lặng của tác giả.

+ Điệp ngữ "dù" kết hợp với số từ "hai mươi" và biện pháp hoán dụ "tóc bạc" đã cho thấy sự cống hiến âm thầm vượt lên tuổi tác.

* Nêu cảm nhận về nghệ thuật của đoạn thơ:

- Thể thơ năm chữ ngắn gọn.

- Biện pháp điệp ngữ "ta".

- Biện pháp hoán dụ "tóc bạc".

- Từ láy giàu sức gợi cảm.

3. Kết đoạn:

- Khái quát cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về đoạn thơ.

II. Đoạn văn mẫu nêu cảm nhận về khổ thơ thứ năm trong bài Mùa xuân nho nhỏ:

Đối với em, khổ thơ "Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời/ Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc" là đoạn thơ hay nhất trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải. Hình ảnh "mùa xuân" ẩn dụ cho tuổi trẻ, những điều tốt đẹp nhất của đời người kết hợp với từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" đã nhấn mạnh ước muốn dâng hiến âm thầm, lặng lẽ. Đặc biệt, điệp ngữ "dù" kết hợp với số từ "hai mươi" và hình ảnh hoán dụ "tóc bạc" càng cho thấy tình yêu quê hương đất nước sâu sắc và ước vọng góp sức mình vào sự nghiệp chung của dân tộc một cách lặng thầm. Với thể thơ năm chữ ngắn gọn, từ láy giàu sức gợi và các biện pháp nghệ thuật độc đáo, Thanh Hải đã cho chúng ta thấy được khát vọng cống hiến mãnh liệt, bất chấp tuổi tác của ông.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là lời ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước và khát vọng cống hiến mãnh liệt của nhà thơ. Mời các em xem thêm bài văn mẫu lớp 7 cùng chủ đề:
- Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
Soạn bài Gò Me

Dưới đây là dày ý chi tiết và đoạn văn mẫu cho đề Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ Văn 7, Kết nối tri thức, học kì I. Mời các em theo dõi!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 trang 108, 109 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU