1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
2. Thân đoạn:
a. Cảm xúc về nội dung: Thông qua cuộc trò chuyện giữa người cha và con khi đi dạo trên bãi biển, tác giả muốn ca ngợi tình cảm cha con gắn bó, thắm thiết.
* Sự ân cần, yêu thương của người cha dành cho con:
- Cảm xúc của người cha khi dắt con đi trên biển: "lòng vui phơi phới" => người cha trong bài thơ rất thương yêu đứa con của mình.
- Đứng trước những câu hỏi ngây thơ của con, cha có những cử chỉ hết sức nhẹ nhàng, âu yếm: "mỉm cười xoa đầu con nhỏ" và từ tốn giải thích "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà,/ Vẫn là đất nước của ta,/ Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.".
- Hình ảnh "cha dắt con đi" được lặp lại nhiều lần vừa thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha vừa gợi lên sự chở che, dẫn dắt của cha trên bước đường cùng con hướng đến tương lai.
- Người cha hạnh phúc khi gặp lại mình trong mơ ước của con. Ước mơ của con cũng chính là khát vọng, lí tưởng cao đẹp của cha ngày trước.
* Sự yêu thương, tin cậy của con dành cho cha:
- Con lắc tay cha và hỏi về những điều con băn khoăn, chưa biết "Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?".
- Lời đề nghị thơ ngây của con dành cho cha "Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi..." đã cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của con. Đối với con, cha luôn là người bạn, người đồng hành tin cậy, luôn ủng hộ, giúp đỡ con trên mọi chặng đường.
b. Cảm xúc về nghệ thuật:
- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố miêu tả với tự sự.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm: "lênh khênh", "rực rỡ", "rả rích", "phơi phới", "thầm thì",...
- Các biện pháp tu từ độc đáo: điệp ngữ "không", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Ánh nắng chảy đầy vai".
3. Kết đoạn:
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
Là một trong những bài thơ viết về tình cảm gia đình, "Những cánh buồm" của tác giả Hoàng Trung Thông đã để lại cho em ấn tượng đậm sâu, khó phai mờ. Trong văn bản, hình ảnh "cha dắt con đi" trở đi trở lại nhiều lần vừa thể hiện tình cảm đong đầy, ân cần của người cha vừa gợi lên sự bảo vệ, dẫn dắt của cha trên bước đường cùng con hướng đến tương lai. Cha như cánh buồm kia, luôn đồng hành, dẫn dắt con đến những chân trời mới, ở đó, con được khám phá, được thỏa mãn niềm yêu thích, đam mê của riêng mình. Nếu hình ảnh người cha đem đến cho em cảm nhận về sự ân cần, quan tâm thì hình ảnh đứa con lại cho thấy sự yêu thương, tin cậy dành cho cha.... (Còn tiếp)
=> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
2. Thân đoạn:
a. Cảm xúc về nội dung: Bài thơ ca ngợi tình cảm thiêng liêng mà người cha dành cho đứa con thân yêu của mình.
- Người cha định nghĩa tầm quan trọng của đứa con trong cuộc đời của mình thông qua những hình ảnh hết sức gần gũi: "to bằng trời", "nhỏ bằng hạt vừng", "sợi tóc".
- "Nỗi buồn", "niềm vui", "sợi dây hạnh phúc" => đây là những từ ngữ diễn tả các cung bậc trạng thái cảm xúc khác nhau của con người. Việc người cha ví con với các cung bậc này đã cho thấy tình yêu vô bờ mà cha dành cho con.
=> Con chính là nguồn sống vô tận, đem đến cho cha những điều tuyệt vời, ý nghĩa trong cuộc sống.
b. Cảm xúc về nghệ thuật:
- Biện pháp tu từ độc đáo: điệp cấu trúc "con là", "dù"; biện pháp so sánh "to bằng trời", "nhỏ bằng hạt vừng", "mảnh hơn sợi tóc"; tương phản đối lập "nhỏ bằng hạt vừng/ Ăn mãi không bao giờ hết".
- Bài thơ ngắn gọn nhưng dạt dào cảm xúc.
3. Kết đoạn:
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
Khi đọc bài thơ "Con là..." của nhà thơ Y Phương, em vô cùng xúc động trước tình cảm chân thành mà người cha dành cho đứa con. Tác phẩm là tiếng nói thành thật, xuất phát từ đáy lòng của người cha - nhân vật trữ tình trong văn bản. Người cha định nghĩa tầm quan trọng của đứa con trong cuộc đời mình thông qua những hình ảnh hết sức gần gũi: "to bằng trời", "nhỏ bằng hạt vừng", "sợi tóc". "Nỗi buồn", "niềm vui", "sợi dây hạnh phúc" những từ dùng để diễn tả các cung bậc trạng thái cảm xúc khác nhau của con người. Việc người cha ví con với các cung bậc này đã cho thấy tình yêu vô bờ mà cha dành cho con. Con chính là nguồn sống vô tận, đem đến cho cha những điều tuyệt vời, ý nghĩa trong cuộc sống. Bên cạnh nét hấp dẫn, độc đáo về nội dung, yếu tố nghệ thuật cũng góp phần tạo nên sức hút, thành công cho văn bản.... (Còn tiếp)
=> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Con là...
Hy vọng các bài văn mẫu Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo này sẽ giúp các em có nhiều ý tưởng, viết bài văn hay hơn, đạt điểm cao và yêu thích môn văn.