Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người.
Cách kể lại câu chuyện mà em đã đọc, nói về lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vào câu chuyện em định kể.
- Giới thiệu tên của câu chuyện.
2. Thân bài:
- Nêu thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện.
- Kể lần lượt sự kiện chính của câu chuyện.
- Nhấn mạnh vào sự kiện bộc lộ lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của nhân vật.
3. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi nghe câu chuyện.
- Nêu bài học em rút ra từ câu chuyện.
Việt Nam là một đất nước anh hùng. Có rất nhiều người đã đứng lên bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Trong số đó, nhân vật khiến em cảm phục nhất chính là Hai Bà Trưng.
Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị sinh ra và lớn lên tại vùng đất Mê Linh. Từ nhỏ, họ đã chứng kiến cảnh nhân dân ta bị bóc lột, đánh đập dã man. Khi lớn lên, chồng của Trưng Trắc cũng bị kẻ thù hại. Chính vì vậy, hai bà đã liên hệ với các thủ lĩnh khắp nơi trên đất nước, chiêu mộ binh lính, chuẩn bị khởi nghĩa.
Năm 40, cuộc khởi nghĩa diễn ra rất thành công. Quân ta khí thế hào hùng, hiên ngang. Hai Bà Trưng cưỡi voi đi đến đâu, quân giặc sợ hãi, bỏ chạy tán loạn đến đấy. Sau khi đánh đuổi quân thù, Trưng Trắc lên ngôi vua, trị vì đất nước. Trong thời gian đó, nhân dân ta vô cùng vui sướng và hạnh phúc.
Truyền thuyết về Hai Bà Trưng khiến em cảm thấy rất tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Em tự nhủ mình sẽ học tập thật tốt để lớn lên có thể đi xây dựng đất nước, báo đáp công ơn của các vị anh hùng dân tộc.
"Trí khôn của ta đây" là câu chuyện dân gian hết sức thú vị, ca ngợi trí thông minh của con người.
Chuyện kể rằng có một con hổ thấy trâu đang bị con người bắt cấy cày. Đợi trâu được nghỉ, hổ mới lân la ra hỏi:
- Sao trông anh to khỏe thế mà lại bị con người đánh đập vậy?
Trâu trả lời rằng:
- Đấy là do con người có trí khôn đấy anh ạ.
Hổ lấy làm lạ lắm, bèn hỏi lại:
- Trí khôn là gì thế hở anh? Nó trông như thế nào nhỉ?
Trâu đáp lại:
- Trí khôn thì là trí khôn chứ còn là gì? Nếu anh muốn biết rõ hơn hãy đi hỏi con người ấy.
Con hổ bèn tiến lại gần người nông dân và hỏi:
- Trí khôn của anh đâu, có thể cho tôi xem một chút được không?
Người nông dân bèn đáp ngay:
- Trí khôn của tôi để ở nhà mất rồi. Để tôi chạy về nhà lấy ra cho anh xem. Nếu anh cần, tôi sẽ cho anh một ít. À, anh hãy để tôi trói anh lại gốc cây, không kẻo lúc tôi về, anh lại ăn mất trâu của tôi mất.
Hổ gật gù đồng ý. Người nông dân trói hổ thật chặt xong, anh liền chất rơm xung quanh đó, châm lửa và quát lớn:
- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!
Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra cười. Hàm răng trên của nó đập vào đá bèn gãy mất không còn một cái nào. Hổ đau đớn quằn quại. Lửa cháy làm đứt dây trói, hổ liền chạy nhanh vào rừng.
Sau khi đọc câu chuyện này, em đã biết lí do trâu không còn hàm răng ở trên và vì sao lưng hổ có rất nhiều vết vằn. Em cũng rất khâm phục tài trí của anh nông dân đã khiến con hổ sợ hãi, không còn dám bén mảng tới gần loài người nữa.
Trong những câu chuyện đã được học, em thấy câu chuyện về lòng hiếu thảo mang tên "Món quà tặng cha" rất hay và ý nghĩa.
Chuyện kể cậu sinh viên Pa-xcan có bố là một nhân viên tài chính. Ông bố thường phải thức khuya để làm việc, thực hiện những dãy tính cộng hàng ngàn con số. Pa-xcan nhận thấy đây là một công việc thật buồn tẻ, nhàm chán. Anh bèn quyết tâm làm một cỗ máy gì đó có thể hỗ trợ bố việc tính toán.
Khoảng chục ngày sau, Pa-xcan đã đem đặt trước bàn một đồ vật kì lạ và nói:
- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể giúp bố bớt đau đầu vì những con số.
Và đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại sau này.
Đọc truyện xong, em rất hâm mộ tấm lòng hiếu thảo và khả năng tìm tòi, sáng tạo ra cái mới của Pa-xcan. Chính nhờ đó, ông đã trở thành một nhà khoa học, nhà toán học, triết gia nổi tiếng thế giới.
Ngày thương binh liệt sĩ 27/7, trên TV có đưa tin một đoạn video nhắc về những người con anh dũng của đất nước ta. Trong đó, em nhớ nhất là tấm gương về chị Võ Thị Sáu.
Chị Sáu sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ bé đã phải chứng kiến sự độc ác, dã man, vô nhân tính của giặc Pháp nên chị rất căm thù chúng. Noi gương hai anh trai đi theo kháng chiến, từ khi 14 tuổi, Võ Thị Sáu đã xung phong làm giao liên. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng chị luôn dũng cảm nhận những nhiệm vụ khó. Sau đó, chị được kết nạp và trở thành Đội viên Công an xung phong Đất Đỏ và càng hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ hơn nữa.
Đến năm 1949, chị Sáu bị giặc Pháp bắt trong một lần đang hoạt động nhiệm vụ. Chúng đánh đập, hành hạ chị dã man để lấy lời khai. Tuy nhiên, chị không nói một lời nào. Giặc có dùng bao nhiêu thủ đoạn cũng không khai thác được chút nào từ chị. Cuối cùng, chị bị chúng xử bắn.
Khí phách hiên ngang, bất khuất của người con gái mới 19 tuổi ấy đã khiến em cảm phục khôn nguôi. Em tự hứa rằng mình sẽ học tập thật tốt để khi lớn lên có thể bảo vệ và dựng xây tổ quốc, xứng đáng với sự hi sinh của cha ông.
Nước Việt ta từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều người tài giỏi. Câu chuyện "Thử tài" đã chứng thực điều này.
Xưa, có một cậu bé rất thông minh. Vua nghe tiếng đồn nên muốn thử tài, ông cho gọi cậu đến và bảo:
- Ngươi hãy về lấy tro bếp để bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng lớn.
Cậu bé về đến nhà, nhờ mẹ chặt cây tre trong vườn đi, chẻ nhỏ thành những lát mỏng, dẻo rồi bện chúng thành sợi dây thừng. Sau đó, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi ngoài ánh nắng mặt trời cho thật khô rồi châm lửa đốt. Khi cháy thành tro, sợi dây vẫn giữ nguyên tình trạng ban đầu. Vua thấy được rất vui sướng, thưởng lớn cho cậu bé. Thế nhưng ông vẫn muốn tiếp tục thử tài. Ông đưa cho cậu bé chiếc sừng trâu cong như mặt trăng rồi bảo:
- Ta muốn nắn thẳng chiếc sừng này. Nếu người làm được, ta sẽ thưởng lớn tiếp.
Cậu bé về nhà, ninh sừng trâu thật kĩ. Để đến khi nó mềm ra, thật dễ uốn, cậu lấy đoạn tre thẳng thọc vào sừng trâu rồi đem phơi thật khô để nó cứng lại. Đến khi rút đoạn tre ra, chiếc sừng trâu đã trở nên thẳng đuột.
Vua thấy vậy cực kì vui mừng. Biết cậu bé là một nhân tài trăm năm có một, vua bèn đưa cậu vào trường học và nuôi dạy thành tài.
Đọc xong câu chuyện, em rất khâm phục tài trí của cậu bé. Nhờ sự thông minh mà cậu được vua ban thưởng rất hậu. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, tiếp thu thật nhiều kiến thức để được thông minh giống như cậu bé trong truyện
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Khi viết bài văn kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người, em nhớ phải ghi lại đầy đủ những sự việc chính, quan trọng nhé. Mời em xem thêm các bài văn mẫu lớp 4 khác trên Taimienphi.vn như: Viết lại đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài trong bài viết của em cho hay hơn; Viết lại đoạn văn kể sự việc chính thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh cho hay hơn.