Bên cạnh chuẩn bị lễ vật, trong những ngày giỗ, ngày rằm ... sẽ không thể thiếu được bài văn khấn. Chắc hẳn khi bạn đọc bài khấn lễ cúng, bạn đều thấy xuất hiện từ "Tín chủ con" hoặc "Tín chủ chúng con", vậy Tín chủ con trong bài khấn cúng mùng 1, rằm là gì?
Văn khấn giúp bạn cúng đúng chuẩn, thể hiện lòng thành, cầu may mắn, bình yên
Trong bài văn khấn, bên cạnh từ "Nam mô a di Đà Phật" thì từ "Tín chủ (chúng) con" luôn xuất hiện. Chẳng hạn như:
Tín chủ con là: Nguyễn Văn A
Thê tử: Trần Thị B
Nam tử: Nguyễn Văn C
Nữ tử: Nguyễn Thị D
Tín chủ con trong bài khấn là chỉ người tín ngưỡng Phật hoặc thần thánh và đứng chủ trong lễ cúng ngày rằm, ngày mùng 1 hoặc ngày giỗ hay trong quan hệ với thầy cúng, nhà chùa. Tín chủ là người đứng ra làm lễ cúng, đọc văn khấn để cầu cho mọi người trong gia đình được bình an, khỏe mạnh.
Dù là lễ cúng ngày rằm, ngày mùng 1, ngày giỗ thì tín chủ cần phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng trước khi làm lễ nhằm thể hiện lòng biết ơn và thành kính nhất đến gia tiên, thần linh.
Hy vọng với giải đáp trên đây, các bạn đọc đã hiểu Tín chủ con trong bài văn khấn mùng 1, rằm là gì. Theo tục lệ từ xưa, ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, mọi gia đình ở Việt Nam đều làm lễ cúng và đọc bài văn khấn nhằm thể hiện lòng biết ơn đến gia tiên, gia thần và cầu xin gia đình luôn được bình yên, khỏe mạnh, gặp may mắn.
Đầu tháng 7 âm lịch hàng năm, mọi nhà đều sắm lễ và sử dụng Bài khấn mùng 1 tháng 7 để thờ cúng tổ tiên và các cô hồn xung quanh, mong muốn có một tháng an lành, ấm no hạnh phúc.