Thuyết minh Giỗ tổ Hùng Vương, một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Việt

Đề bài: Thuyết minh Giỗ tổ Hùng Vương, một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Việt

Bài văn mẫu Thuyết minh Giỗ tổ Hùng Vương, một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Việt

Bài mẫu: Thuyết minh Giỗ tổ Hùng Vương, một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Việt

Từ xưa, dân gian ta đã có câu:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Câu ca dao đã nhắc nhở mỗi người chúng ta về một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh vô cùng thiêng liêng của dân tộc hằng năm - Đó là ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Vào ngày đặc biệt này, toàn dân tộc ta, ai ai dù ở nơi đâu trên thế giới cùng đều hướng một lòng về quê cha đất tổ, vùng đất cội nguồn thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam để tưởng nhớ tới công ơn của cha ông đã gây dựng lên đất nước. Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức thường niên nhằm tri ân công ơn to lớn của các vị vua Hùng và các bậc tiền nhân đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày xưa.

Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn được gọi là lễ hội đền Hùng là một trong những dịp lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm của người Việt đểbày tỏ sự tri ân, tưởng nhớ công lao dựng nước và bảo vệ đất nước của các vị Hùng Vương - Văn Lang ngày xưa. Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, với các nghi thức truyền thống được tổ chức tại đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Có lẽ trong tâm tưởng của mỗi người dân Việt, ai cũng luôn hướng về cội nguồn, hướng về những truyền thống với những phong tục tâm linh từ thời cha ông để lại.Chính vì vậy, ở bất cứ thời kì nào, chúng ta vẫn luôn giữ nguyên vẹn được phong tục Giỗ tổ của mình.Nhắc về nguồn gốc của lễ hội tưởng nhớ công ơn này thì có lẽ không ai có thể biết tới bởi nó xuất hiện và tồn tại từ lâu đời.Ngay từ thời phong kiến, các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê đã luôn dâng hương hoa và lễ vật lên ngôi đền linh thiêng này đểtưởng nhớ công ơn của các đấng vua cha tiên tổ từ xa xưa.Theo Ngọc phả Hùng Vương ghi chép lại lịch sử từ thời Hồng Đức, ngôi đền thiêng liêng này đã được các vua chúa thời phong kiến thờ cúng, cho người trông nom, sửa chữa và tổ chức lễ hội vào ngày mồng mười hai tháng ba hằng năm.Các triều đại phong kiến cứ nối tiếp nhau tiếp quản nhưng không triều đại nào quên dâng hương bái tổ, dâng lễ vật và tổ chức các nghi lễ hăng năm cho ngôi đền Hùng thiêng liêng này.

Vào thời phong kiến, Phú Thọ được chia ra thành bốn mươi mốt làng xã và những làng xã này có nhiệm vụ tổ chức phần lễ truyền thống khi lễ Giỗ Tổ diễn ra. Mỗi làng sẽ rước kiệu của làng mình từ đình làng tới đền Hùng với các lễ vật, đi cùng là các phường tấu nhạc, hát ca dân gian. Mỗi kiệu sẽ có lọng che, đi cùng cờ quạt và chiêng trống.Đó được coi như là những cuộc hành trình về nguồn của mỗi làng mỗi xã vô cùng trang nghiêm và mang tính tâm linh sâu sắc.Phần nghi thức của lễ Giỗ tổ được diễn ra trang nghiêm với nhiều nghi lễ phức tạp, bao gồm lễ của triều đình và lễ của dân dâng lên. Sau phần nghi lễ trang trọng được diễn ra, nhà vua sẽ tổ chức những trò vui chơi dân gian mang tính phong tục truyền thống như hát xoan, hát ghẹo, đấu vật, đánh đu, ...để người dân được vui chơi sau một năm làm lụng vất vả. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, vào năm 1917, vua Khải Định ra sắc lệnh cho tỉnh Phú Thọ phải lấy ngày mùng mười tháng ba âm lịch để cử hành quốc lễ hằng năm. Khi đó, các quan chức trong tỉnh sẽ phải mặc triều phục, đứng ra thay mặt cho các vua và các quan trong triều tế Tổ theo nghi thức truyền thống.

Đến khi nền cộng hòa được thành lập vào ngày mùng hai tháng chín năm 1945, kế thừa những phong tục truyền thống của dân tộc, Chính phủ lâm thời khi đó với chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt ghi nhớ lễ hội quan trọng này. Bác vẫn luôn dặn dò mỗi người con đất Việt phải luôn "uống nước nhớ nguồn", phải biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những truyền thống quý báu cũng như phải bảo vệ quê hương đất nước của mình. Bác cũng đã từng dặn các chiến sĩ, cán bộ khi tới thăm đền Hùng rằng:"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Vâng lời dặn dò ân cần đó của Bác, năm 1946, ngay năm sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - phó Chủ tịch nước khi đó đã thay mặt nhà nước và chính phủ lâm thời lên dâng hương hoa tại đền Hùng, Phú Thọ. Trong lần viếng thăm ấy, cụ đã mặc trang phục truyền thống khi vào làm nghi lễ dâng hương với khăn xếp, áo the và trang trọng đặt lên bàn thờ các vua Hùng bản đồ đất nước Việt Nam cùng với thanh kiếm quốc bảo. Với hành động mang đầy tính tâm linh đó, chúng ta như muốn khẳng định với các bậc tiền nhân rằng dân tộc ta sẽ giữ vững ý chí bảo vệ Tổ quốc trước sự trở lại kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp lúc bấy giờ. Năm 1954, sau thắng lợi của chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ cùng các cán bộ và chiến sĩ của Việt Nam đã vào thăm đền Hùng để kính viếng và tỏ lòng biết ơn tới các vị vua Hùng.

Ngày nay, lễ hội vẫn giữ được nguyên những nét nghi lễ truyền thống vốn có lưu lại từ bao đời trước với các phần lễ và phần hội.Giỗ Tổ ngày nay thường có sự tham gia của ba tỉnh Phú Thọ, Cà Mau, Bình Thuận tham gia góp giỗ.Cùng với đó là sự tổ chức cũng quy mô hơn, nghiêm ngặt hơn với các hoạt động văn hóa thể thao diễn ra rất sôi nổi.

Tiếp nối truyền thống vốn có, phần lễ trước tiên bao gồm các nghi thức cúng Tổ, dâng hương và hoa của các đoàn đại biểu sẽ được tổ chức bên trong đền Thượng. Khác với thời xưa khi mỗi làng đều phải rước kiệu của mình để về giỗ Tổ, ngày nay, kiệu của Giỗ Tổ chỉ có một và được ban tổ chức lễ hội rước ra từ chiều ngày mùng chín đặt ở dưới chân núi. Sau đó, các đoàn đại biểu cùng vòng hoa kính viếng sẽ theo sau đội khiêng kiệu lần lượt vào đền trong tiếng nhạc bát âm. Như truyền thống vào những năm chẵn khoảng năm năm, lễ Giỗ Tổ sẽ được tổ chức theo nghi thức quốc gia, còn những năm khác đều do tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ chỉ đạo tổ chức. Khi kiệu được rước đến trước thềm của điện Kính Tiêu, một vị đại biểu lãnh đạo sẽ thay mặt cho nhân dân cả nước đọc chúc văn lễ Tổ. Những nghi lễ trang nghiêm này sẽ được ghi hình và phát trực tiếp cho đồng bào trên khắp thế giới có thể theo dõi cùng. Sau lễ đọc chúc văn và làm lễ của đoàn đại biểu, các đồng bào cũng tham gia dâng lễ tế tổ tiên, các vị vua Hùng để cầu xin về một năm mới may mắn và làm ăn phát đạt.

Tiếp theo sau khi những nghi thức truyền thống đã kết thúc, ban tổ chức lễ hội cũng tổ chức thêm phần hội bao gồm các trò chơi dân gian và văn nghệ ở phía dưới chân đền. Cùng với đó là các hoạt động thể thao, văn hóa cũng diễn ra vô cùng sôi nổi và phong phú... Thêm vào đó, mỗi năm, ban tổ chức sẽ mở ra các trò chơi mới như thi gói bánh chưng, thi nấu cơm, ... để dâng lên vua Hùng cùng với lòng thành kính, bày tỏ sự biết ơn đối các vị vua đã tạo nên một phong tục đẹp. Bên cạnh các trò chơi dân gian là các đoàn hát nghệ thuật cũng góp vui, mang đến nhiều không khí lễ hội tưng bừng đầy phấn khởi.

Ngày nay, lễ hội đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương không chỉ còn là lễ hội của riêng người dân tộc Kinh mà các dân tộc khác trong vùng như Mường, Mông, ....cũng tới tham gia lễ hội và góp vui cùng những tiếng cồng, tiếng chiêng đem tới một không khí thật sôi nổi, khẳng định nột nét văn hóa thấm đượm tình dân tộc, tình đoàn kết anh em.Giỗ tổ Hùng Vương là một phong tục tâm linh hết sức thiêng liêng và độc đáo của dân tộc ta. Vào ngày này, con cháu chúng ta không chỉ cầu mong tổ tiên phù hộ để luôn được sự khỏe mạnh, may mắn mà còn phải luôn ghi nhớ trong lòng, biết ơn, tri ân những người tiền nhân đã gây dựng và bảo vệ đất nước để chúng ta có được ngày hôm nay. Hơn thế nữa, từ phong tục này, chúng ta nhắc nhau về một dân tộc được sinh ra cùng từ một nguồn, vậy nên phải biết yêu thương, đoàn kết, phải ý thức được lòng tự hào, tự tôn dân tộc để cùng nhau xây dựng và phát triển Tổ quốc ngày càng phồn thịnh hơn nữa.

Dòng sông lịch sử vẫn luôn cuồn cuộn chảy suốt bốn ngàn năm qua cùng dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, trải qua bao thăng trầm, biến động ấy, lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn là một lễ hội tâm linh, tín ngưỡng quan trọng bậc nhất của người Việt. Từ truyền thống tốt đẹp đã được giữ gìn hàng trăm năm ấy, chúng ta những con người của thế hệ sau phải biết cố gắng kế thừa và phát huy hơn những truyền thống tốt đẹp như thế này của dân tộc. Con cháu dân tộc ta, dù có ở bất cứ đâu, cứ tới ngày mùng mười tháng ba âm lịch sẽ nhắc cho nhau về ngày giỗ Tổ của một dân tộc ngàn năm văn hiến với truyền thống dựng nước và giữ nước vững bền.

Cùng xem thêm các bài văn mẫu thuyết minh

- Thuyết minh về Hồ Gươm
- Thuyết minh về Động Phong Nha theo phong cách hướng dẫn viên du lịch
- Thuyết minh về Dinh Độc Lập

Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3, câu ca dao như một lời nhắc nhở thế hệ con cháu luôn phải biết ơn, nhớ tới cội nguồn dân tộc và bài Thuyết minh Giỗ tổ Hùng Vương, một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Việt sẽ là cầu nối giúp thế hệ con cháu hiểu hơn về nét văn hóa tâm linh thiêng liêng, giàu ý nghĩa này đã được ông cha ta lưu truyền từ hàng ngàn năm nay.
Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 2020 vào thứ mấy? được nghỉ mấy ngày?
Hướng dẫn sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương Garena Free Fire
Giỗ tổ Hùng Vương 2021 vào thứ mấy? được nghỉ mấy ngày?
Cách tạo thông báo lịch nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương 10-3 bằng Paint
Thuyết minh về một làng nghề truyền thống, một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực
Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em

ĐỌC NHIỀU