Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận, Ngữ văn lớp 12

HOT Soạn văn lớp 12 đầy đủ, chi tiết

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Trong tài liệu soạn văn lớp 12 về soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận, chúng tôi sẽ cung cấp cho các em những kiến thức lý thuyết về các cách mở bài, kết bài thường gặp để phù hợp với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng dẫn các em làm các bài tập sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2 ở trang 116 và trang 117 để các em biết cách làm bài và tiếp thu tốt hơn những kiến thức trên lớp.

 

1. Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận, ngắn 1

I. Phần mở bài
 
Câu 1 (trang 112 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Phần mở bài phù hợp với yêu cầu vấn đề nghị luận là: Mở bài (3). Bởi vì nó nêu bật được nội dung mà đề bài yêu cầu.
 
Câu 2 (trang 113 SGK ngữ văn 12 tập 2)
a.
Vấn đề được triển khai trong đoạn văn:
(1) Quyền tự do và độc lập
(2) Bài thơ “Tống biệt hành” - Thâm Tâm
(3) Sự sâu sắc và độc đáo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao
- Mở bài góp một vai trò quan trọng trong việc trình bày một vấn đề nghị luận. Mở bài giúp cho ta hiểu và nhìn nhận được khái quát vấn đề mà bài viết hướng tới.
b.
Hấp dẫn của các mở bài trên là:
(1) Khẳng định mọi người sinh ra đều có quyền độc lập, nêu hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ
(2) Liên hệ Thâm Tâm với Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu với Tống biệt hành.
(3) So sánh Chí Phèo của Nam Cao với những tác phẩm cùng đề tài trước đó.
 
Câu 3 (trang 113 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu: Ngắn gọn, súc tích, thể hiện được nội dung của đề bài một cách ấn tượng.
 
II. Phần kết bài
 
Câu 1 (trang 113 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Phần kết bài phù hợp với vấn đề nghị luận là: (2) bởi vì, kết bài này tóm gọn được nội dung của đề bài, thể hiện sự yêu mến đối với tác phẩm.
 
Câu 2 (trang 115 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Nội dung của văn bản:
(1) Khẳng định quyền tự do và độc lập
(2) Khẳng định giá trị của tác phẩm trong lòng người đọc
- Tác động đến người đọc: Cả hai cách kết bài trên đều tạo ấn tượng với người đọc bởi cách tóm gọn nội dung và khẳng định giá trị của tác phẩm.
 
Câu 3 (trang 115 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Phần kết bài cần đáp ứng yêu cầu: Tóm lại được nội dung đề bài yêu cầu, khẳng định giá trị của vấn đề mà đề bài đề cập tới.
- Đáp án C
 
III. Luyện tập
 
Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Giống: Đều giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
- Khác
 
(1)
(2)
Đi từ tác giả, tác phẩm đến vấn đề cần nghị luận
Mở bài gián tiếp, dẫn dắt từ vấn đề bi kịch của con người.
 
Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Mở bài và kết bài chưa đạt yêu cầu bởi:
+ Mở bài không đề cập được vấn đề cần nghị luận
+ Không tóm gọn và đánh giá được vấn đề nghị luận
- Cần chú ý khi viết lại mở bài và kết bài:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nêu được hình tượng nhân vật Mị
+ Kết bài: Cần đánh giá được hình tượng nhân vật Mị
 
Câu 3 (trang 117 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu hình tượng sóng và khát vọng tình yêu trong bài thơ
- Kết bài: Khái quát hình tượng sóng, đánh giá và nêu mối quan hệ giữa sóng với khát vọng tình yêu.
 

2. Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận, ngắn 2

----------------HẾT-----------------

Trong nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ, hãy chú ý theo dõi nhé.  Phân tích bài thơ Tây Tiếnlà một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm nhằm bổ sung những kiến thức cần thiết, đạt kết quả học tập tốt hơn.

Tài liệu văn mẫu lớp 12 được biên soạn theo nội dung chương trình học Ngữ văn lớp 12, hỗ trợ và đáp ứng các nhu cầu học tốt môn Văn của các em học sinh. Do đó, các em nên tham khảo tài liệu Văn mẫu lớp 12 để có thể vận dụng trong cách làm bài văn của mình.

Mở bài và kết bài là những phần không thể thiếu trong cấu trúc của bất kì bài văn nào, trong đó có văn nghị luận. Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận hôm nay sẽ hướng dẫn các em cách viết mở bài, kết bài sao cho hay, hấp dẫn và khái quát được nội dung của bài văn nghị luận.

ĐỌC NHIỀU