Soạn bài Phú sông Bạch Đằng, Ngữ văn lớp 10

HOT Soạn văn lớp 10 đầy đủ, chi tiết

Mục Lục bài viết:
1. Hướng dẫn soạn bài
2. Giới thiệu về Trương Hán Siêu và bài Phú sông Bạch Đằng
3. Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
4. Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng
5. Cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng
6. Thuyết minh bài thơ Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

Bạch Đằng vốn là dòng sông lịch sử gắn với các trận đánh oanh liệt của quân dân ta như trận đánh của Ngô Quyền năm 938, Lê Hoàn năm 981 và nhà Trần năm 1288. Đây cũng là dòng sông khơi nguồn cảm hứng thi ca bất tận cho các nhà thơ và Trương Hán Siêu cũng là một trong số đó. Bài phú là niềm tự hào về truyền thống yêu nước và tình yêu quê hương đất nước của tác giả khi đứng trước sông Bạch Đằng. Việc soạn bài Phú sông Bạch Đằng trong chương trình soạn văn lớp 10 sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tư tưởng nhân văn cao đẹp mà tác giả gửi gắm qua bài thơ.
 

* Soạn bài Phú sông Bạch  Đằng

Câu 1: (Trang 7, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Trả lời:
      Mỗi bài phú thường có bố cục bốn đoạn: Mở đầu, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng có bố cục của một bài phú nói chung :

     Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra Biển Đông, nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi ghi dấu nhiều chiến công lịch sử hiển hách của dân tộc. Năm 938, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, năm 1288 Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông – Nguyên. Con sông Bạch Đằng từ lâu đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều văn, nghệ sĩ: Trần Minh Tông, Nguyễn Sưởng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân,… Trong đó nổi tiếng nhất là Trương Hán Siêu với Bạch Đằng giang phú.

Câu 2: (Trang 7, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Trả lời:
- Nhân vật “khách” trong tác phẩm có thể chính là tác giả đã hoá thân thành, ông là một vị quan dưới thời Trần Anh Tông, là nhà Nho, là nhà thơ. Với tính tình cương trực, học vấn uyên thâm Trương Hán Siêu được nhà vua rất tin cậy và nhân dân kính trọng. Tuy tuổi đã già sức đã yếu, nhưng ông vẫn thích thú dạo chơi thiên nhiên, chiến địa “Tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết”, ông đi khắp nơi du ngoạn cảnh sắc, mở rộng hiểu biết, nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sĩ tự do, tự tại.

- “Khách” là người có chí lớn, có tâm hồn phóng khoáng, thích đi khắp nơi phiêu diêu, tự tại, ngắm hoa vọng nguyệt, tìm đến những địa danh cha ông ta đã lập chiến công hiển hách làm vẻ vang cho lịch sử dân tộc để ca ngợi và chiêm ngưỡng. “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều”, sóng lớn trải dài muôn dặm, những con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông như đàn chim trĩ, “Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu”, Trương Hán Siêu miêu tả những địa danh với ngòi bút phóng khoáng, tài hoa của mình, ông thổi hồn vào từng câu thơ làm cho từng địa danh trở nên sinh động, đẹp đẽ hơn bao giờ hết. “Khách” đã đi qua biết bao địa danh để lại những dấu ấn sâu đậm, những địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng)  thể hiện cái tráng khí ngút trời, cái tôi mạnh mẽ, ung dung, tự tại trước cảnh sắc thiên nhiên hào hùng của nhà thơ. Các địa danh “cửa Đại Than”, “bến Đông Triều”, “sông Bạch Đằng”,… là những nơi rất nổi tiếng, gắn với chiến công hiển hách của đất Việt, tác giả nhắc tới với một tấm lòng trân trọng ngợi ca, thể hiện lòng yêu nước tha thiết, sâu đậm của mình.

Câu 3: (Trang 7, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Trả lời:
       “Khách” khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng mang một tâm trạng thật rối bời, vui buồn lẫn lộn. Đi qua hết những địa danh điển cố mà có lẽ tác giả chỉ được là đọc qua sách vở, chưa một lần ghé thăm thì đến đây ngay tại con sông Bạch Đằng – một địa danh có thực, đang hiện diện trước mắt nhà thơ, nó tự hào vì là nhân chứng cho lịch sử vang dội của nước nhà. “Khách” phấn khởi, tự hào vì cảnh sắc hữu tình, thướt tha, bát ngát của con sông. Những con sóng lớn trải dài muôn dặm, con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông “thướt tha đuôi trĩ một màu”, sắc trời một màu xanh ngắt, phong cảnh những ngày cuối thu tuyệt đẹp. Tất cả như hoà quyện tạo nên một bức tranh sông Bạch Đằng tuyệt đẹp, cảnh non nước hữu tình nên thơ, chính nơi đây đã làm nên bao chiến thắng vang dội cho đất nước. Thế những, khung cảnh kỳ vĩ, oai hùng ngày ấy nay còn đâu? Chỉ còn là một con sông vắng lặng, đìu hiu, ven bờ bì rậm rạp, um xùm bởi “bờ lau mọc san sát”. Tác giả bỗng thấy buồn thương, nuối tiếc vì những giá trị lịch sử đang dần chìm vào dĩ vãng “buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu”. Sự im lặng đó như là giây phút hoài niệm của nhà thơ về quá khứ xa xưa, về lịch sử hào hùng của dân tộc “tiếc thay dấu vết luống còn lưu”, thời gian cứ lặng lẽ trôi đi xoá dần những dấu vết lịch sử một thời lừng lẫy, oai hùng.

Câu 4: (Trang 7, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Trả lời:
    Hình tượng các bô lão trong bài phú được tác giả sáng tạo một cách tài tình, cũng là sự phân thân của nhà thơ vào trong tác phẩm của mình, để thêm phần hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Bô lão là những người lớn tuổi, sống qua nhiều năm lịch sử, họ am hiểu tường tận về những sự kiện trọng đại của dân tộc. Họ còn là những nhân chứng sống đóng vai trò kể chuyện, qua lời kể của họ những trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng được tái hiện thật chân thực, sống động, mang đậm màu sắc hào hùng. Các bô lão kể chuyện với giọng điệu tự hào, đầy nhiệt huyết, ngôn từ sống động, lời kể cô đọng, súc tích mà không kém phần trang trọng. Những chiến tích được tái hiện qua lời kể một cách trùng điệp, bừng lên khí thế hào hùng, dữ dội của trận chiến,“Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới”, “Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Đội quân tinh nhuệ với khí thế hừng hực đối đầu với kẻ thù trong trận chiến ác liệt, chưa phân thắng bại. Không khí chiến đấu quyết liệt, khói lửa mù trời, tiếng hô hào của binh sĩ, tiếng giáo gươm vang dội đã làm cho “ánh nhật nguyệt chừ phải mờ” và đất trời “chừ sắp đổi”. Trận chiến dường như đã làm đất trời phải rung chuyển, vận mệnh đất nước đổi thay.

     Từ cổ chí kim, trong bất kỳ trận chiến nào thì con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thắng thua, vận mệnh dân tộc. Theo lời kể của các bô lão “Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở” nhưng cũng phải nhờ đến mưu trí của con người thì mới giữ được hoà bình, an ninh đất nước “Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an”. Trận Bạch Đằng đại thắng cũng bởi sự anh minh của đại vương Trần Quốc Tuấn nắm rõ thế giặc “nhàn”, am hiểu tường tận về thế trận của kẻ thù Mông – Nguyên nhờ đó quân ta bách chiến bách thắng, để lại tiếng thơm lưu truyền đến muôn đời sau.

Câu 5: (Trang 7, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Trả lời:

     Cuối bài phú lời ca của các bô lão và “khách” vang lên nối tiếp. Lời bô lão vừa ca ngợi non sông, đất nước tươi đẹp cũng là lời khẳng định cho chân lý vĩnh cửu của cuộc đời “Những người bất nghĩa tiêu vong/Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”. “Khách” nối tiếp những câu hát cuối như lời kết cho tác phẩm, ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân, ca ngợi chiến tích hào hùng trên sông Bạch Đằng, khẳng định chân lí bất diệt: Nhân kiệt chính là yếu tố quyết định thắng lợi, hoà bình của mỗi dân tộc. Đồng thời nói lên niềm tự hào truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.

Câu 6: (Trang 7, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Trả lời: Giá trị nội dung : Qua những hoài niệm về quá khứ của “khách”, bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và niềm tự hào dân tộc về những chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng lịch sử. Bên cạnh đó nhà văn ca ngợi truyền thống anh dũng, bất khuất của dân tộc, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ hoà bình cho đất nước. Tác phẩm còn chứa đựng cả sự nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò của con người trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

Giá trị nghệ thuật: Tác giả thành công trong việc sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và “các bô lão” đại diện cho hiện thực và lịch sử xa xưa, đồng thời cũng là một phần cái tôi của tác giả phân thân vào từng nhân vật của mình. Bài phú được tác giả lựa chọn đưa vào những điển tích điển cố đặc sắc, kết hợp với bố cục rõ ràng, chặt chẽ, ngôn từ sinh động, súc tích. Tất cả đã làm nên bài Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao của nghệ thuật trong văn học trung đại.

----------------HẾT------------------

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, bằng lời của anh (chị) với một kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian. để học tốt môn Ngữ Văn lớp 10 hơn.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Trong chương trình học, các em cần tìm hiểu thêm phần Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè hay bài văn Phân tích Bạch Đằng hải khẩu là một trong những nội dung rất quan trọng mà các em cần quan tâm và trau dồi để nâng cao kiến thức môn học của mình.

Bài Soạn văn lớp 10 đầu tiên trong chương trình Ngữ văn 10 chúng ta sẽ cùng nhau học về văn bản Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu. Để nắm chắc kiến thức, chuẩn bị bài tốt nhất, các em có thể tham khảo Soạn bài Phú sông Bạch Đằng dưới đây.
Soạn văn lớp 10 mới nhất, các bài soạn môn Ngữ Văn 10
Cảm nhận đoạn 3 Phú sông Bạch Đằng
Tổng hợp soạn văn lớp 10, bài giảng môn văn 10 hay nhất
Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng
Hãy bình luận về chiến thắng sông Bạch Đằng
Soạn bài Trao duyên trích Truyện Kiều, Ngữ văn lớp 10

ĐỌC NHIỀU