1. Trước khi viết
Bước 1: Lựa chọn đề tài
- Xác định đối tượng thuyết minh.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
* Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt ra một số câu hỏi.
* Sắp xếp ý theo bố cục ba phần của bài văn:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề thuyết minh.
- Thân bài:
+ Trò chơi hay hoạt động đó thường diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào? Dành cho lứa tuổi nào.
+ Quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi đó như thế nào?
+ Trò chơi hay hoạt động đó có tác động như thế nào với cuộc sống con người?
- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi.
2. Viết bài
- Viết bài dựa trên dàn ý đã lập.
3. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Kiểm tra bài viết xem đã đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề bài hay chưa.
- Kiểm tra chính tả, diễn đạt, cấu trúc câu.
1. Dàn ý chi tiết thuyết minh trò chơi dân gian kéo co.
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về trò chơi dân gian: kéo co.
b. Thân bài:
- Sự ra đời của trò chơi kéo co:
+ Kéo co đã có từ rất lâu. Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.
+ Kéo co dành cho mọi lứa tuổi. Có thể là chơi để giải trí hay kéo để xem sức khỏe giữa các đội.
- Quy tắc, luật lệ của trò chơi:
+ Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau nhưng nhìn chung kéo co có hai đội, mỗi đội phải tự dùng sức, tinh thần đoàn kết của mình để giành chiến thắng.
+ Chiếc dây thừng to và sẽ được buộc chiếc khăn đỏ ở giữa để đánh dấu. Bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
+ Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức kéo dây thừng, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng.
+ Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ.
- Tác động của trò chơi kéo co đến con người:
+ Kéo co giúp mọi người rèn luyện sức khỏe, đặc biệt là giúp ai nấy đều vui vẻ, đoàn kết và gắn bó với nhau hơn.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi: Kéo co là một trò chơi đáng được giữ gìn và phổ biến rộng rãi.
2. Bài văn mẫu thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co
Chẳng biết từ bao giờ nữa, kéo co đã trở thành nét đẹp văn hóa đối với người dân Việt Nam. Kéo co là một trò chơi độc đáo và thường được tổ chức ở nhiều dịp, thu hút đông đảo mọi người tham gia.
Trò chơi kéo co có từ rất lâu rồi. Tại Hy Lạp, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác. Ở Việt Nam, trong dịp lễ hội, người ta hay tổ chức thi kéo co nhằm tạo không khí sôi nổi, đông vui. Đồng thời, tăng tính đoàn kết, đồng đội giữa mọi người.
Đầu tiên, muốn trò chơi diễn ra thuận lợi, những người tổ chức cuộc thi cần phải chọn địa điểm phù hợp. Đó nên là một khoảng đất lớn, sân cỏ càng tốt. Ngoài ra, ban tổ chức cần kẻ vạch ngăn cách giữa các đội. Trước khi chơi, phải chuẩn bị một chiếc dây thừng to và dài chắc, một chiếc khăn màu buộc ở giữa để đánh dấu.
Không giống với vài trò chơi dân gian khác, kéo co đòi hỏi người chơi vô cùng đông, dao động trong khoảng 10 người/1 đội. Như vậy, hai đội sẽ là 20 người. Người tham gia cần có sức khỏe ổn định, không quá gầy, không mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp. Có thể nói, luật chơi kéo co khá đơn giản và dễ hiểu. Sau khi hai đội ổn định vị trí, bàn xong chiến thuật, trọng tài sẽ thổi còi hoặc đánh trống, báo hiệu trò chơi bắt đầu. Hai đội bằng sức mạnh tập thể, kéo sợi thừng sao cho chiếc khăn buộc giữa dây nghiêng về phía mình và vượt qua vạch giới hạn trước thì bên đó thắng. Trò chơi thường diễn ra trong hai hiệp. Hết hiệp 1, các đội đổi vị trí cho nhau và tiếp tục cuộc thi. Chung cuộc, đội nào giành được tỉ số 2-0 là đội chiến thắng. Nếu hòa nhau 1-1, các đội tiếp tục thi thêm một vòng nữa.
Theo thời gian, kéo co vẫn luôn là một trò chơi phổ biến trong các dịp lễ, hội. Sẽ thật thiếu vắng khi tổ chức những hoạt động ngoài trời mà không có kéo co. Từ đây, chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn các trò chơi dân gian tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Khi viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi, các em cần giới thiệu những thông tin chính, miêu tả chi tiết và rõ ràng quy định của trò chơi. Đừng quên ghé thăm trang để theo dõi thêm thật nhiều bài soạn, văn mẫu lớp 7 tâm huyết và chi tiết như: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 đầy đủ, Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động chi tiết.