Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo)

I. Kiến thức cần nhớ

1. Trong giao tiếp (nói, viết), người ta dùng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm:
- Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
Ví dụ: Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (không dùng đàn bà).
- Tao sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
Ví dụ: Bác sĩ đang khám tử thi (không dùng xác chết).
- Tạo sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xưa.
Ví dụ: Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông (không dùng thủ đô, xin gặp).

2. Nhưng như vậy, không có nghĩa là lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (nói, viết).
Ví dụ:
- Không dùng từ đề nghị ở câu trên mà nói như câu dưới (bài ).
- Không nói: Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa.
- mà nói: Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa (bài b).

II. Thực hành – Luyện tập

A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK

1. Bài tập này dễ, các em tự làm.
2. Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?
Vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
Ví dụ: - Không nói Núi dài mà nói Trường Sơn.
- Không nói Chín rồng mà nói Cửu Long.
- Tên người: Anh Tuấn, Xuân Tùng, Thanh Tùng,...
Thanh Thủy, Thu Thủy, Thu Hà,...
3. Các từ giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu, cụm từ nhan sắc tuyệt trần góp phần tạo sắc thái cổ xưa.
4. Để phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp bình thường, nên thay từ bảo vệ bằng từ giữ gìn, thay từ mĩ lệ bằng từ đẹp đẽ.

B. Bài tập bổ sung

1. Vì sao tên tổ chức, tên báo của các em lại dùng từ Hán Việt: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Báo Thiếu niên tiền phong, Báo Nhi đồng mà không dùng từ thuần Việt (chẳng hạn như trẻ em)?
2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Phụ nữ, đàn bà: Giặc đến nhà ... cũng đánh. (Tục ngữ)
b) Nhi đồng, trẻ em:
... như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh)
3. Tên em có phải là từ Hán Việt không? Nếu là từ Hán Việt, em thấy tên đó có đẹp không? Vì sao?

-------------------------HẾT-------------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Từ Hán Việt, tiếp theo bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm và cùng với phần Soạn bài Bài ca Côn Sơn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 7 hơn

Trong nội dung soạn bài Từ Hán Việt, tiếp theo dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các em củng cố, nâng cao kiến thức về từ Hán Việt, cụ thể là vai trò và cách sử dụng từ Hán Việt. Bên cạnh đó, các em sẽ được thực hành vận dụng kiến thức vừa học vào giải những bài tập cụ thể về từ Hán Việt để rèn luyện kĩ năng làm bài.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Soạn bài Tổng kết từ vựng (Tiếp theo)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, CTST
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Mở rộng vốn từ về sông biển tiếp theo, Luyện từ và câu
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ (tiếp theo) trang 129 SGK Tiếng Việt 5

ĐỌC NHIỀU