Phần I.
1. Từ đơn và từ phức
Câu 1:
- Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức: từ gồm hai hay nhiều tiếng. Từ phức gồm:
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm của nhau (âm đầu hoặc vần, hoặc toàn bộ tiếng).
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Câu 2:
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. Chú ý: mỗi tiếng trong các từ trên đều có nghĩa. Giữa các tiếng trong các từ ghép này lại có sự giống nhau về âm thanh, nhưng sự giống nhau do ngẫu nhiên chứ không có lí do, quan hệ chủ yếu vẫn là quan hệ nghĩa.
- Từ láy: các từ còn lại.
Câu 3: Các từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.
Các từ còn lại là láy tăng nghĩa.
2. Thành ngữ:
Câu 1: Thành ngữ là tập hợp từ cố định, quen dùng, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường mang nghĩa bóng chứ không phải nghĩa của các yếu tố tạo ra cộng lại.
Câu 2:
- Các thành ngữ: đánh trống bỏ dùi, được voi đòi tiên, nước mắt cá sấu.
- Các tục ngữ: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Chó treo mèo đậy.
- Giải thích nghĩa:
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu, gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ.
+ Đánh trống bỏ dùi: làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
+ Chó treo mèo đậy: muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại.
+ Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn.
+ Nước mắt cá sấu: sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
Câu 3:
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
+ Ếch ngồi đáy giếng: ví người sống ở môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc với bên ngoài nên ít hiểu biết, tầm nhìn chật hẹp. Ông ta chỉ huênh hoang thế thôi, chứ thực ra chỉ là loại ếch ngồi đáy giếng.
+ Cá chậu chim lồng: ví tình cảnh bị giam giữ, bó buộc, tù túng, mất tự do. Từ ngày lấy chồng, chị ấy sống cảnh cá chậu chim lồng.
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Dây cà ra dây muống: tả cách nói, cách viết từ cái này kéo sang cái kia một cách lan man, dài dòng. Yêu cầu ông ấy phát biểu đúng năm phút, đừng để ông ta dây cà dây muống, sốt ruột lắm.
+ Cây cao bóng cả: người có thế lực, có uy tín lớn, có khả năng che chở, giúp đỡ người khác. Bác là cây cao bóng cả, nhờ bác nói một tiếng với bà con.
Câu 4: Hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương
- Cá chậu chim lồng: cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do.
VD: Một đời được mấy anh hùng - Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Cửa các buồng khuê: nơi ở của con gái nhà giàu sang ngày xưa, chỉ người con gái khuê các.
VD: Xót mình cửa các buồng khuê – Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Bảy nổi ba chìm: sống lênh đênh, gian truân, lận đận.
VD: Thân em vừa trắng, lại vừa tròn – Bảy nổi ba chìm với nước non (Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)
- Màn trời chiếu đất: cảnh sống không nhà cửa, dãi dầu, khổ cực.
VD: Xiết bao ăn tuyết nằm sương – Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao. (Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vân Tiên).
3. Nghĩa của từ
Câu 1: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
Câu 2: Chọn cách hiểu (a). Không thể chọn (b) vì nghĩa của “mẹ” chỉ khác nghĩa của “bố” ở phần nghĩa “người phụ nữ”. Không thể chọn (c) vì trong hai câu này, nghĩa của từ “mẹ” có thay đổi. Nghĩa của “mẹ” trong “Mẹ em rất hiền.” là nghĩa gốc, còn nghĩa của từ “mẹ” trong “Thất bại là mẹ thành công.” là nghĩa chuyển. Không thể chọn (d) vì nghĩa của từ “mẹ” và nghĩa của từ “bà” có phần nghĩa chung là “người phụ nữ”.
Câu 3: Cách giải thích (b) là đúng. Cách giải thích (a) vi phạm một nguyên tác quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực thể (đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ - cụm danh từ) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng – tính từ).
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Câu 1: Từ có thể có nhiều nghĩa do hiện tượng chuyển nghĩa tạo ra. Trong từ nhiều nghĩa có:
- Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở để hình thành cho các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển: nghĩa được tạo thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Câu 2: Từ “hoa” trong “thềm hoa, lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ “hoa” chỉ là chuyển nghĩa lâm thời, nó chư a làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
5. Từ đồng âm
Câu 1:
- Từ đồng âm: Những từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không có liên quan đến nhau. Ví dụ: đường (đi) với đường (ăn).
- Từ nhiều nghĩa: Các nghĩa của từ có liên quan đến nhau. Hai từ đồng âm là hai từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan đến nhau, còn từ nhiều nghĩa chỉ là một từ.
Ví dụ, từ “mũi” có các nghĩa như:
1. Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, là cơ quan dùng để thở và ngửi.
2. Bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật (mũi thuyền)
3. Mỏm đất nhô ra biển (mũi Cà Mau)
4. Bộ phận lực lượng có nhiệm vụ tiến công theo một hướng nhất định…
Câu 2:
a. Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”.
b. Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ “đường” trong “đường ra trận” không có một mối liên hệ nào với nghĩa của từ “đường” trong “ngọt như đường”. Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.
6. Từ đồng nghĩa
Câu 1: Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế nhau).
Câu 2: Chọn cách hiểu (d) (Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng). Không thể chọn (a) vì đồng nghĩa là hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ nhân loại, nói cách khác, không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa. Không thể chọn (b) vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn ba từ. Không thể chọn (c) vì không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
Câu 3:
“Xuân” là từ chỉ một mùa trong năm, trong khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay cho toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Từ “xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Ngoài ra, dùng từ này còn là để tránh lặp với từ “tuổi tác”.77
7. Từ trái nghĩa
Câu 1: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 2: Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.
Câu 3: Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình (thường được gọi là trái nghĩa lưỡng phân; hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, khẳng định cái này nghĩa là phủ định cái kia; thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá)
Cùng nhóm với già – trẻ có: yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo (thường được gọi là trái nghĩa thang độ; hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia; có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá).
8. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Câu 1: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hay hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Một từ được coi là:
- Có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Câu 2:
Ảnh 1
- Từ đơn: từ gồm một tiếng.
- Từ phức: từ gồm hai hay nhiều tiếng.
- Từ láy: từ phức trong đó các tiếng láy âm với nhau.
- Từ láy hoàn toàn: từ láy trong đó các tiếng láy hoàn toàn âm thanh của nhau.
- Từ láy bộ phận: từ láy trong đó các tiếng láy lại một phần âm thanh của nhau.
- Từ láy âm: từ láy bộ phận trong đó các tiếng láy lại bộ phận âm đầu của nhau.
- Từ láy vần: từ láy bộ phận trong đó các tiếng láy lại bộ phận vần của nhau.
- Từ ghép: từ phức trong đó các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ ghép đẳng lập: từ ghép trong đó các tiếng có quan hệ ngang bằng nhau về nghĩa.
- Từ ghép chính phụ: từ ghép trong đó các tiếng có quan hệ chính phụ với nhau về nghĩa.
9. Trường từ vựng:
Câu 1: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2: Tác giả dùng hai từ cũng trường từ vựng là “tắm” và “bể”. Việc sử dụng các từ này góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
Phần II.
1. Từ tượng thanh và từ tượng hình.
Câu 1:
- Từ tượng thanh: từ mô phỏng âm thanh của sự vật: ầm ầm, chí chát, lanh lảnh, (cười) ha hả,…
- Từ tượng hình: từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: ngoằn ngoèo, lêu nghêu, thấp thoáng,…
Câu 2:Một số tên loài vật là từ tượng thanh: tắc kè, (chim) chích, (chim) tu hú, (chim) bìm bịp, mèo,…
Câu 3: Các từ tượng hình lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ cho ta hình ảnh, trạng thái của đám mây một cách sinh động.
2. Một số phép tu từ từ vựng
Câu 1: Nhắc lại khái niệm các phép tu từ từ vựng:
- So sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
- Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
- Nhân hóa: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người làm cho con vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi.
- Nói quá: phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: là phép tu từ nói giảm mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hoặc tránh gọi tên sự vật theo cách thông thường nhằm bớt đi cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô bạo, thiếu tế nhị,…
- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ, câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,.. làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
Câu 2: Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của một số câu thơ trong Truyện Kiều:
a. Phép ẩn dụ tu từ: từ hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng, từ cây, lá dùng để chỉ gia đình của Thúy Kiều và cuộc sống của họ. Ý nói Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.
b. Phép so sánh tu từ: so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c. Phép nói quá: Thúy Kiều có sắc đẹp đến mức Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài: Một hai nghiêng nước nghiêng thành – Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Nhờ biện pháp nói quá, Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d. Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thúy Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. Bằng lối nói quá, Nguyễn Du cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thúy Kiều và Thúc Sinh.
e. Phép chơi chữ: tài và tai.
Câu 3:
a. Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa). Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo.
b. Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c. Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét).
d. Phép nhân hóa: nahf thơ đã nhân hóa ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ (Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ). Nhờ phép nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
c. Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
I. Từ đơn và từ phức
Câu 1:
- Từ chỉ gồm có một tiếng là từ đơn
- Từ gồm hai tiếng trở lên là từ phức. Từ phức có hai loại:
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
Câu 2:
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
Câu 3:
- Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đem đẹp, nho nhỏ…
- Từ láy tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh …
II. Thành ngữ
Câu 1: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ý nghĩa đó thường là những khái niệm.
Câu 2:
- Tổ hợp là thành ngữ là:
+ Đánh trông bỏ dùi: là làm việc bỏ dở, không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
+ Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lai muốn cái khác hơn.
+ Nước mắt cá sấu: sự thương xót, thông cảm giả tạo nhằm đánh lừa người khác.
- Tổ hợp là tục ngữ là:
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu, gần người tối thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ.
+ Chó treo mèo đậy: Nêu cách chống chó mèo ăn vụng thức ăn. Nghĩa là với chó thì phải treo (chó không biết trèo như mèo), còn mèo thì phải đậy lại (mèo yếu hơn chó, nếu dùng vật nặng chẹn lên thì mèo không cậy được)
Câu 3:
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
+ Nuôi ong tay áo: giúp đỡ, che chở một kẻ sau sẽ phản bội mình.
+ Thẳng ruột ngựa: nghĩ thế nào nói thế, không giấu giếm, nể nang.
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Dây cà ra dây muống: nói, viết rườm rà, dài dòng.
+ Cưỡi ngựa xem hoa: làm qua loa.
- Đặt câu:
+ Nó trông thế thôi, chứ tính thẳng như ruột ngựa ấy mà.
+ Cậu phải viết ngắn gọn lại, chứ dây cà ra dây muống thế này không được.
+ Tôi muốn các bạn làm việc thật chăm chỉ và có trách nhiệm, không phải kiểu cưỡi ngựa xem hoa cho xong việc.
Câu 4:
"Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được."
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
III. Nghĩa của từ
Câu 1: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
Câu 2:
- Cách hiểu (a) đúng.
- Cách hiểu (b) không đúng vì nghĩa của từ mẹ chỉ khác với nghĩa của từ bố ở nét nghĩa "người phụ nữ".
- Cách hiểu (c) không đúng vì nghĩa của từ mẹ trong câu Thất bại là mẹ của thành công có sự thay đổi theo phương thức ẩn dụ.
- Cách hiểu (d) không đúng vì nghĩa của từ mẹ có nét nghĩa chung với nghĩa của từ bà là "người phụ nữ".
Câu 3:
- (a) là cụm danh từ, không thể lấy một cụm danh từ để giải thích cho một tính từ (độ lượng).
- (b) là cách giải thích đúng là vì dùng các tính từ để giải thích cho một tính từ.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Câu 1:
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
Câu 2: Từ "hoa" trong "lệ hoa" được dùng theo nghĩa chuyển.
V. Từ đồng âm
Câu 1: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
Câu 2:
- a. Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành.
- b. Có hiện tượng đồng âm. Hai từ đường có vỏ có ngữ âm giống nhau. Bởi vì nghĩa của từ đường trong đường ra trận không có mối liên hệ nào với nghĩa của từ đường trong ngọt như đường. Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.
VI. Từ đồng nghĩa
Câu 1: Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế nhau)
Câu 2: Chọn cách hiểu (d). Từ đồng nghĩa chỉ có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp, còn lại không thể thay thế vì đa số các trường hợp là đồng nghĩa không hoàn toàn.
Câu 3: Từ "xuân" có thể thay thế từ "tuổi" ở đây vì từ "xuân" đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy một khoảng thời gian trong năm thay cho năm, tức lấy bộ phận thay cho toàn thể). Việc thay từ "xuân" cho từ "tuổi" cho thấy tinh thần lạc quan của tác giả (vì mùa xuân là hình ảnh sự tươi trẻ, của sức sống mạnh mẽ)
VII. Từ trái nghĩa
Câu 1: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 2: Các cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.
Câu 3:
- Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với sống – chết: chiến tranh – hòa bình, đực – cái. Các cặp trái nghĩa này thể hiện hai khái niệm loại trừ nhau.
- Các từ trái nghĩa cùng nhóm với già – trẻ: yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo. Các cặp từ trái nghĩa thang độ, thể hiện các khái niệm có tính thang độ (sự hơn kém), khẳng định cái này không có nghĩa là loại trừ cái kia.
VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Xem lại bài ôn tập tiếng việt (lớp 7 học kì 1)
IX. Trường từ vựng
Câu 1: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2: Chú ý câu "Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu" có từ "tắm" và "bể" cùng trường nghĩa làm tăng tính biểu cảm cho câu văn, do đó sức tố cáo thực dân Pháp mạnh hơn.
- Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Soạn bài Đồng Chí