Soạn bài Chính tả Nghe viết: Tiếng ru, Tiếng Việt lớp 3

Soạn bài Tiếng ru, nghe viết

Hướng dẫn giải:

Câu 1 (trang 68 sgk Tiếng Việt 3): Trong bài chính tả có các dấu câu nào ?

Trả lời:
Trong bài chính tả có các dấu câu sau : dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang, dấu hỏi, dấu chấm than.

Câu 2 (trang 68 sgk Tiếng Việt 3): Tìm các từ :

Trả lời:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi, r, có nghĩa như sau :
- Làm chín vàng thức ăn trong dầu mỡ sôi → rán (còn gọi là chiên)
- Trái nghĩa với khó → dễ
- Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới → giao thừa

b) Chứa tiếng có vần uôn hay uông, có nghĩa như sau :
- Sóng nước nổi lên rất mạnh → cuồn cuộn
- Nơi nuôi nhốt các con vật → chuồng
- Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt → luống (còn gọi là liếp)

----------------------HẾT-------------------------

Trong chương trình học Tiếng Việt lớp 3 phần bài Chính tả (Nghe - viết): Các em nhỏ và cụ già là một nội dung quan trọng các em cần chú ý Soạn bài các em nhỏ và cụ già, nghe viết đầy đủ.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Tiếng ru, tập đọc nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Tập đọc: Tiếng ru SGK Tiếng Việt lớp 3.

Nội dung soạn bài Chính tả (Nghe- viết): Tiếng ru được biên soạn bám sát chương trình Tiếng Việt lớp 3 tập 1, các em hãy cùng tham khảo để nâng cao kĩ năng viết chính tả và khả năng phân biệt, sử dụng các tiếng chứa phụ âm đầu r/d/gi, các tiếng có chứa phần vần uôn/uông.

ĐỌC NHIỀU