* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1 trang 10 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
a, Thành ngữ: "Ba chân bốn cẳng".
-> Ý nghĩa: Chỉ sự vội vàng, dùng hết sức lực và tốc độ để làm một việc gì đó.
b, Thành ngữ: "Chuyển núi dời sông".
-> Ý nghĩa: Chỉ những việc nặng nhọc, lớn lao, đòi hỏi nhiều sức lực và sự kiên trì.
Câu hỏi 2 trang 11 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
-> Nhận xét: Việc thay thế các thành ngữ bằng các từ tương đương khiến cho sắc thái nhấn mạnh của câu bị giảm đi đáng kể. Tuy ý nghĩa biểu đạt vẫn được giữ nguyên nhưng những cảm xúc mà người viết đặt vào đã bị đánh mất.
Câu hỏi 3 trang 11 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
- Câu a: Sử dụng thành ngữ "đẽo cày giữa đường" chưa hợp lí vì thành ngữ này mang tính góp ý, chê trách, trái ngược với nhận xét "nhiều người góp những ý kiến hay" ở câu trước.
- Câu b: Là lời than thở vì mỗi người một ý kiến nên sử dụng thành ngữ "đẽo cày giữa đường" ở đây là đúng và hợp lý.
Câu hỏi 4 trang 11 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
a, Học một biết mười:
-> Bạn lớp trưởng lớp em rất thông minh, học một biết mười.
b, Học hay, cày biết:
-> Một người giỏi giang, học hay, cày biết thì ở đâu họ cũng dễ dàng thích nghi và phát triển được thôi.
c, Mở mày mở mặt:
-> Em đã đạt được nhiều thành tích trong các kì thi, khiến bố mẹ mở mày mở mặt.
d, Mở cờ trong bụng:
-> Biết được trước chiến lược của đối phương, anh ta như mở cờ trong bụng.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Để có thể nắm được ý nghĩa của các thành ngữ, các em cần tập trung phân tích cả hoàn cảnh sử dụng của chúng. Hi vọng qua bài soạn trên, các em đã có thể bỏ túi cho mình những kiến thức thú vị về thành ngữ. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số bài soạn, văn mẫu lớp 7 sau đây:
- Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13