Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - CTST

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - CTST

Soạn Ngữ văn lớp 7 bài 9 Thực hành Tiếng Việt ngắn gọn
 

*Gợi ý trả lời các câu hỏi

Câu hỏi 1, trang 83, Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
- So sánh các cặp câu:

- Tác dụng: việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:
+ Giúp sự vật, sự việc được nhắc tới hiện ra chân thực, rõ ràng hơn.
+ Người đọc có thể dễ dàng hình dung chi tiết, sâu sắc câu chuyện được nhắc đến.
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
Câu hỏi 2, trang 83, Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
a.
+ Trạng ngữ: "Nhìn qua ô cửa".
+ Chủ ngữ: "ta".
+ Vị ngữ: "có cảm tưởng như đang đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ".
b.
+ Chủ ngữ 1: "trái tim".
+ Vị ngữ 1: "cháy sáng rực như mặt trời, sáng hơn mặt trời".
+ Chủ ngữ 2: "cả khu rừng"
+ Vị ngữ 2: "im lặng, sáng lên như ngọn đuốc của lòng thương yêu vĩ đại đối với con người".
c.
+ Chủ ngữ 1: "trời"
+ Vị ngữ 1: "đã về chiều"
+ Trạng ngữ: "dưới ánh hoàng hôn"
+ Chủ ngữ 2: "sông"
+ Vị ngữ 2: "đỏ như dòng máu nóng hổi phụt ra từ bộ ngực bị xé rách của Đan-kô".
- Nếu chúng ta bỏ bớt các cụm từ thì ý nghĩa của các câu trên sẽ thay đổi hoàn toàn. Bởi những cụm từ trên đóng vai trò diễn tả đầy đủ, chi tiết về đối tượng được nhắc đến.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - CTST

Câu hỏi 3, trang 84, Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
a)
- Câu mở rộng thành phần: "Trời mưa rả rích, lách tách cả đêm".
- Câu mở rộng thành phần vị ngữ -> giúp miêu tả rõ ràng trạng thái của cơn mưa.
b)
- Câu mở rộng thành phần: "Chú mèo đen như than đang nằm ngủ ngon lành".
- Câu mở rộng thành phần chủ ngữ -> cung cấp thêm thông tin về màu sắc bộ lông của con mèo.
c)
- Câu mở rộng thành phần: "Dưới ánh trăng tháng 8, cảnh vật trông thật đẹp".
- Câu mở rộng thành phần trạng ngữ -> giúp ta hiểu rõ đây là trăng sáng vào thời điểm tháng 8.
=> Câu mở rộng thành phần cung cấp thông tin đầy đủ và gợi tả chi tiết hơn so với những câu trước khi mở rộng.
Câu hỏi 4, trang 84, Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
a)
- Biện pháp tu từ nhân hóa: "bóng tối tan ác, run lẩy bẩy, nhào xuống cái mõm hôi thối".
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vào sự nguy hiểm của bóng tối nơi rừng sâu.
+ Tăng sức gợi hình cho câu văn.
b)
- Biện pháp tu từ so sánh: "Cây cối được ánh chớp lạnh lẽo rọi sáng, nom như những vật sống...".
- Tác dụng:
+ Giúp gợi rõ hình ảnh những cái cây khi được ánh sáng chiếu vào.
+ Khiến câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Việc mở rộng thành phần chính và phụ trong câu sẽ giúp người tiếp nhận hiểu được đầy đủ nội dung. Mời các em tham khảo thêm những bài soạn, văn mẫu lớp 7 khác trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Xưởng Sô-cô-la, Soạn bài Dòng Sông Đen ngắn nhất, Ngữ văn 7 - CTST, Soạn bài Trái tim Đan-kô....

Câu trong tiếng Việt bao gồm thành phần chính và thành phần phụ. Để có thể nắm những kiến thức này, các em có thể tham khảo bài Soạn Thực hành tiếng Việt bài 9 Ngữ văn 7, trang 83, Chân trời sáng tạo, học kì II trên Taimienphi.vn nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 10 Chân trời sáng tạo PDF
Soạn bài Ôn tập bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6, CTST
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, CTST
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo PDF
Soạn văn Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo

ĐỌC NHIỀU