* Gợi ý trả lời phần chuẩn bị:
1. Hình ảnh Thị Mầu lên chùa trong bức ảnh gợi cho em ấn tượng như thế nào?
- Hình ảnh Thị Mầu lên chùa trong bức ảnh gợi cho em ấn tượng về người phụ nữ lả lơi, phóng đãng.
* Gợi ý trả lời phần đọc hiểu:
1. Chú ý ngôn ngữ, hành động của các nhân vật và chỉ dẫn sân khấu.
* Chỉ dẫn sân khấu: Các từ ngữ trong ngoặc đơn bao gồm:
+ Không gian: sân chùa.
+ Hành động của các nhân vật.
+ Tiếng đế của diễn viên hoặc khán giả.
- Ngôn ngữ:
+ Tiểu Kính: nghiêm trang, chừng mực.
+ Thị Mầu: sỗ sàng, không tôn trọng người khác.
- Hành động:
+ Tiểu Kính: tụng kinh, gõ mõ, bỏ chạy, quét sân.
+ Thị Mầu: hát, nói, nấp, xông ra nắm tay Tiểu Kính.
2. - Thị Mầu lên chùa có gì khác với lệ thường?
- Chú ý các con số trong lời nói và câu hát của Thị Mầu.
- Theo lệ thông thường, mọi người lên chùa vào ngày mười bốn, mười lăm hàng tháng nhưng Mầu lên chùa từ ngày mười ba.
- Các con số trong lời nói và câu hát của Thị Mầu: "mười tư", "mười ba", "mười bốn", "mười lăm", " một tháng đôi rằm".
3. Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin gì?
- Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin mình chưa có chồng.
4. - Thị Mầu có quan tâm đến việc vào lễ Phật không?
- Chú ý hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu.
- Thị Mầu không quan tâm đến việc vào lễ Phật.
- Hành động, ngôn ngữ của Thị Mầu:
+ "Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?".
+ "Đẹp thì người ta khen chứ sao!
Này chị em ơi,
Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
Ấy mấy thầy tiểu ơi!".
5. Phép so sánh trong lời của Thị Mầu có gì độc đáo?
Sự độc đáo trong phép so sánh cho thấy khát khao yêu đương của Thị Mầu:
+ "Thầy như táo rụng sân đình": vừa chua vừa chát.
+ "Em như gái rở": gái nghén, thèm của chua.
-> Khát khao có được tình cảm mãnh liệt của Thị Mầu.
6. - Những câu hát trong phần này đều tập trung thể hiện điều gì?
- Câu "Trúc xinh [...] chẳng xinh!" có gì khác với ca dao?
- Những câu hát trong phần này tập trung thể hiện khát vọng tình yêu da diết, mãnh liệt của Thị Mầu khi bị chú tiểu ngó lơ.
- Câu "Trúc xinh [...] chẳng xinh!" khác với ca dao ở chỗ nó đã được biến tấu đi nhằm trêu ghẹo chú tiểu, ẩn ý phụ nữ sẽ không xinh khi đứng một mình. Chính vì vậy cần phải có đôi có cặp thì mới xinh.
7. Đoạn trích có những chỉ dẫn sân khấu nào? Tác dụng của các chỉ dẫn đó với người đọc là gì?
- Những chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích:
+ Hành động: "nói"; "nấp"; "ra"; "xông ra, nắm tay", "Tiểu Kính bỏ chạy", "đế", "hát", "hạ".
+ Ngôn ngữ của Thị Mầu: lẳng lơ, phóng túng.
- Tác dụng:
+ Giúp người đọc hình dung ra được cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ, hành động của nhân vật một cách dễ dàng, chân thực nhất.
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu hỏi 1 trang 79 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
- Để bày tỏ tình cảm với chú tiểu, Thị Mầu đã sử dụng:
+ Ngôn ngữ: ve vãn, khen không ngớt lời, trêu ghẹo.
+ Hành động: hát ghẹo, nấp, xông ra nắm tay Tiểu Kính.
- Tiếng gọi "thầy Tiểu ơi!" lặp lại nhiều lần có tác dụng nhấn mạnh vào nỗi say mê chú Tiểu trong việc bày tỏ nỗi lòng của Thị Mầu.
- Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm "Thầy như táo rụng sân đình/ Em như gái rở, đi rình của chua" bởi Thị Mầu đã ví chú tiểu như trái táo rụng ở sân đình còn mình như gái nghén thèm của chua. Nó cho thấy khát vọng tình yêu và mong muốn sở hữu tột độ của Thị Mầu.
Câu hỏi 2 trang 79 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính trong đoạn trích, em thấy nhân vật này là người cư xử chừng mực, lễ độ và rất biết giữ giới của một bậc chân tu.
Câu hỏi 3 trang 79 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Em đồng tình với đánh giá của tác giả dân gian vì mọi hành động, lời nói của Mầu đều phản bác lại những chuẩn mực chung, thể hiện nàng là một người phụ nữ lẳng lơ, phóng túng.
Câu hỏi 4 trang 79 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Theo em, nhân vật Thị Mầu là một người phụ nữ lẳng lơ. Mọi lời nói, hành động của nàng đều không phù hợp với những quy chuẩn trong xã hội phong kiến xưa. Thị Mầu được tác giả dân gian xây dựng nhằm phê phán những người phụ nữ hành xử thiếu chừng mực. Trong tự viện nghiêm trang, Thị Mầu lại sẵn sàng buông lời nói sỗ sàng "Mô với chả Phật", "Bỏ Mô Phật đi!", trêu ghẹo khiến chú tiểu sợ hãi bỏ chạy. Không những vậy, nàng ta còn xông ra nắm tay Kính Tâm, dùng mọi cách để lôi kéo chú tiểu phá giới. Như vậy, đối với em, nhân vật Thị Mầu đáng bị lên án và phê phán vì chưa giữ được tiết hạnh của người phụ nữ "tam tòng tứ đức".
Câu hỏi 5 trang 79 Sgk Ngữ văn 10 - tập 1
Tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu:
- "Thị Mầu" - Hoàn Nguyễn.
- "Thị Mầu" - Anh Ngọc.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Các em thấy sao về nhân vật này? Thị Mầu là người đáng thương hay đáng trách? Để chuẩn bị cho những giờ học sau, em hãy xem thêm văn mẫu lớp 10:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3
- Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm