Soạn bài Thạch Sanh

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI THẠCH SANH, ngắn 1

(Trang 61 SGK)

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh là sự trưởng thành khác thường. Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai. Cậu mồ côi cha và mẹ khi còn rất nhỏ. Được thần tiên phái đến dạy cậu võ nghệ
Qua đó, nhân dân muốn thể hiện ước mơ về sức mạnh, lòng nhân ái và công bằng cho mọi người 

Câu 2:

- Thạch Sanh trải qua ba lần thử thách: Mẹ con Lý Thông lừa, Lý Thông hạ mưu bị lấp dưới hang, hồn đại bàng chằn tinh báo thù
- Qua những lần thử thách, Thạch Sanh bộc lộ được phần phẩm chất của riêng mình. Luôn thật thà, dũng cảm, tin tưởng vào người tốt, lòng tốt của mọi người. 

Câu 3:

Hai nhân vật  Thạch Sanh và Lý Thông có sự đối lập nhau từ phẩm chất đến tính cách: Thạch Sanh ( thiện, thật thà, cao thượng, giúp người, anh hùng) đối lập  Lý Thông ( ác độc, dối trá, thấp hèn, hại người tốt)

Câu 4: 

- Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm của quân sĩ mười tám nước chư hầu là một chi tiết nghệ thuật gửi gắm nhiều quan niệm của nhân dân
- Tiếng đàn là là sợi dây đưa công chúa nói lại, là âm thanh khiến quân thù xin đầu hàng
- Niêu cơm là biểu trưng cho sự thần kỳ và tài năng của Thạch Sanh khiến mọi người thán phục và cũng là chi tiết cho thấy lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân 

Câu 5: 

- Qua kết thúc  Thạch Sanh được lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt là cái kết thích đáng, gửi gắm tư tưởng công bằng của nhân dân
- Kết thúc ấy phổ biến trong truyện cổ tích như: Tấm Cám, Cây khế, ….

II. Luyện tập 

Gợi ý:
- Em sẽ chọn bức tranh hình ảnh niêu cơm và tiếng đàn của Thạch Sanh . vì đó là chi tiết cuối tác phẩm, cho thấy sự tài năng, công bằng của nhân dân
- Tên bức hoạ: Công lý nhân dân 

 

SOẠN BÀI THẠCH SANH, ngắn 2

(Trang 61 SGK)

Đọc chú thích và phân tích các từ Hán - Việt về mặt cấu tạo: Ngọc Hoàng, Thái tử, Thiên thần, tứ cố vô thần, Quận công, Thủy tề, chư hầu.


Đọc - hiểu bài văn: Trả lời câu hỏi (trang 66, 67 SGK)

1. Sự ra đời của Thạch Sanh bình thường ở chỗ có mẹ, có cha, từ thai nhi mà ra nhưng không bình thường ở chỗ : thai do Thái tử đầu thai, có mang mấy năm mà không sinh được. Đến khi cha chết, Thạch Sanh mới được ra đời. Bình thường còn ở chỗ sau khi ra đời, Thạch Sanh sống lao động bằng chiếc búa đốn gỗ nhưng không bình thường ở chỗ lớn lên được thiên thần truyền phép lạ. .
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy là do nhân dân muốn đem lại điều may cho một gia đình nghèo nhưng sống nhân hậu, hơn nữa đó cũng là mơ ước có một thiên tài xuất thân từ người lao động để giúp nước, trừ yêu tinh đem lại yên bình cho nhân dân.

2. Trước khi được lấy công chúa, Thạch Sanh phải trải qua các thử thách lớn: giết chằn tinh ăn thịt người hàng năm, giết đại bàng cắp con vua, cứu công chúa khỏi bệnh câm, cứu con vua Thủy tề ra khỏi hang đại bàng, dùng tiếng đàn đánh đuổi ngoại xâm. Qua các thử thách đó, Thạch Sanh đã bộc lộ các phẩm chất và khả năng sau đây:

Nói khái quát, Thạch Sanh là người vừa có tài, có đức, có tâm hồn nhân hậu, có sự rung động thẩm mỹ.

3. Trong truyện, Thạch Sanh và Lý Thông là hai nhân vật đối lập về nhiều mặt:
Về tính cách, Lý Thông là người buôn bán, Thạch Sanh là người lao động, Lý Thông là gian xảo, Thạch Sanh là người thật thà.
Về hành động, Lý Thông làm việc bất nhân: bắt em thế mạng rồi cướp công em, thậm chí còn giết em một cách tàn nhẫn, còn Thạch Sanh thì dùng tài sức làm việc cứu người cứu nước.
Về thân phận thì Lý Thông bị trừng phạt: trời đánh chết (chú ý là Thạch Sanh chỉ cho về quê làm ăn nhưng trời thấy xử như vậy là chưa xứng tội) còn Thạch Sanh thì được vua cho nối ngôi và làm phò mã. Sự xây dựng nhân vật đối lập như vậy là sự phản ánh thực tế xã hội thời phong kiến và là sự thể hiện thái độ yêu ghét của nhân dân, thể hiện công lý nhân dân.

4. (Câu khó) Ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn: Tại sao Thủy tề cho nhiều thứ mà Thạch Sanh chỉ xin cây đàn ? Là vì Thạch Sanh đã có búa (sức mạnh lao động), đã có cung vàng (sức mạnh chiến đấu) nên Thạch Sanh muốn có sức mạnh nghệ thuật. Tiếng đàn là biểu tượng của sức mạnh âm nhạc, sức mạnh của tâm hồn, của trái tim, của lòng nhân hậu.
Âm nhạc làm tan bệnh tật (ngày nay vẫn có chữa bệnh bằng âm nhạc), âm nhạc còn thuyết phục lòng người, ngay cả với giặc ngoại xâm khi âm nhạc vang lên âm thanh chính nghĩa.
- Niêu cơm đãi quân sĩ cho 18 nước: niêu cơm đãi kẻ thù đã đầu hàng là sự thể hiện lòng nhân hậu của con người, đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chay lại, chính niêu cơm đó lại càng thuyết phục thêm quân thù không chỉ chịu thua mà còn kính nể tôn sùng vợ chồng Thạch Sanh (lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh). Đó là một niêu cơm đặc biệt, bé mà ăn mãi chẳng hết. Hình tượng niêu cơm thần kỳ đó thể hiện tấm lòng nhân hậu rộng lớn của vợ chồng Thạch Sanh đối với quân sĩ đã đầu hàng, những người mà Thạch Sanh biết chỉ là những người lao động bị bọn phong kiến bắt phải đi xâm chiếm nước khác.

5. Kết thúc câu chuyện bằng cách cho Lý Thông chết (trời đánh) và Thạch Sanh làm phò mã và lên ngôi vua là hai cách thưởng phạt ở cực điểm thời bấy giờ. Nhân dân ta thời xưa thể hiện một thái độ dứt khoát với kẻ xấu và với người tốt, thái độ ấy cũng là ý Trời, ý vua. Sự kết thúc đối lập cực điểm như vậy rất phổ biến trong chuyện cổ tích : Cây khế Công anh tham gian thì chết, người em thật thà thì có hạnh phúc), Tấm Cám (con dì ghẻ ác thì chết nhăn răng vì nước sôi, mẹ ghẻ ác thì chết vì ăn phải mắm thịt con, Tấm thật thà nhưng đấu tranh quyết liệt thì cuối cùng vẫn được làm hoàng hậu). Đó là cách xây dựng tuyến nhân vật hai phe trong truyện cổ tích : phe chính nghĩa và phe gian tà.
Hình tượng Thạch Sanh tiêu biểu cho phẩm chất trung thực, nhân hậu của người lao động và phẩm chất quyết chiến nhưng cũng rất độ lượng của dân tộc Việt nam đối với quân thù.

Luyện tập:
Theo sự hướng dẫn của giáo viên để vẽ minh họa.
– Đặt tên và kể diễn cảm, tóm tắt truyện.

--------------------------HẾT--------------------------

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Soạn bài Động từ là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Các em cùng tham gia soạn bài Thạch Sanh để thấy được vẻ đẹp của người dũng sĩ Thạch Sanh cũng như niềm tin về lẽ công bằng, vào cái thiện của nhân dân và tinh thần nhân đạo của dân tộc được thể hiện trong qua câu chuyện.
Tả dũng sĩ Thạch Sanh
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Thạch Sanh
Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thạch Sanh
Phân tích nhân vật Thạch Sanh
Tóm tắt truyện Thạch Sanh
Cảm nhận về nhân vật Lý Thông trong truyện Thạch Sanh

ĐỌC NHIỀU