Soạn bài Tập làm thơ lục bát, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều

Soạn bài Tập làm thơ lục bát hay nhất Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều

Soạn bài Tập làm thơ lục bát lớp 6 ngắn gọn
 

I. Định hướng:

1. Cho các từ ngữ sau: "sắc màu", "lần đầu", "bao giờ", "chồi xanh", "lời ca", "chúng em". Em chọn từ ngữ nào để điền vào những chỗ trống? Giải thích vì sao em lại chọn như vậy.

Sáng ra trời rộng đến đâu

Trời xanh như mới.... biết xanh

Tiếng chim lay động lá cành

Tiếng chim đánh thức...dậy cùng.

(Định Hải)

Trả lời:

Sáng ra trời rộng đến đâu

Trời xanh như mới lần đầu biết xanh

Tiếng chim lay động lá cành

Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng.

Em chọn từ "lần đầu" và "chồi xanh" vì nội dung của bài thơ đang miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân căng tràn sức sống.

2. Trong mỗi dòng thơ lục bát, việc sắp xếp các tiếng có thanh bằng (tiếng không dấu và dấu huyền; kí hiệu là B) và các tiếng có thanh trắc (tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng; kí hiệu là T) phải theo quy tắc. Em hãy chép lại các dòng thơ trong ô bên cạnh vào vở và điền kí hiệu B hoặc T dưới mỗi tiếng để tìm hiểu quy tắc đó.

Con về thăm mẹ chiều đông

B B B T B B

Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.

(Đinh Nam Khương)

Soạn bài Tập làm thơ lục bát hay, ngắn nhất Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều

Trả lời:

3. Dựa vào kết quả của bài tập b, hãy kẻ bảng bên cạnh vào vở và điền các kí hiệu B, T, BV (thanh bằng, gieo vần) vào các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 trong mô hình câu thơ lục bát bên cạnh (Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc).

Trả lời:


II. Thực hành:

1. Ghi vào vở dòng bát sao cho phù hợp nội dung, vần, nhịp và luật bằng trắc.

a) Con đường rợp bóng cây xanh

b) Phượng đang thắp lửa sân trường

c) Tre xanh từ những thuở nào

d) Bàn tay mẹ dịu dàng sao

(Học sinh có thể tự viết theo khả năng của bản thân)

Gợi ý:

a) Con đường rợp bóng cây xanh

Chim kêu tíu tít rộn ràng làm sao!

b) Phượng đang thắp lửa sân trường,

Bao hoài niệm cũ còn vương chốn này.

c) Tre xanh từ những thuở nào,

Cành cây, chiếc lá hao hao thân gầy.

d) Bàn tay mẹ dịu dàng sao

Nâng niu, chăm chút biết bao tháng ngày.

2. Viết một bài thơ lục bát

(Học sinh có thể tự viết theo khả năng của bản thân)

Gợi ý:

Nhớ mẹ

Xa nhà ngót nghét chục năm

Con quên sao được món cà dầm tương

Thương bầm đã mấy nắng sương

Nơi xa chỉ biết gọi thầm "Mẹ ơi!".

(Phạm Thị Nam Phương)

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Để làm được một bài thơ lục bát hay, em cần xác định được chủ đề mà mình cần hướng đến. Sau đó, chọn ra từ ngữ thích hợp để thể hiện hình ảnh mà em muốn viết. Ngoài ra, các em cũng cần chú ý đến luật bằng trắc, cách gieo vần để bài thơ trở nên uyển chuyển, nhịp nhàng.

Tham khảo thêm nhiều bài soạn văn mẫu lớp 6:
Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Ca dao Việt Nam
Soạn văn Thực hành tiếng Việt bài 2
- Soạn bài Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
- Soạn bài Tự đánh giá bài 2

 

Chắc hẳn rất nhiều học sinh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tự mình sáng tác một bài thơ ngắn. Thấu hiểu điều đó, Taimienphi.vn đã cung cấp cho các em bài soạn Tập làm bài thơ lục bát trang 43 Ngữ văn 6 Cánh Diều. Mời các em đón đọc và chuẩn bị bài thật tốt!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Soạn bài Về thăm mẹ, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Soạn bài Viết: Làm một bài thơ lục bát ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6, CTST
Soạn bài Tự đánh giá bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, Cánh Diều
Soạn bài Tự đánh giá bài 10 ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Cánh Diều

ĐỌC NHIỀU