Soạn bài Ta đi tới, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Soạn bài Ta đi tới



* Soạn bài Ta đi tới - Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu hỏi 1 trang 28 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Không gian: rộng lớn, trải dài khắp các tỉnh.

+ Các tỉnh miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên,...

+ Vùng trung du với "rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt".

+ Thủ đô Hà Nội.

+ Khu Ba, khu Bốn.

+ Các tỉnh vùng Tây Nguyên: Công Tum, Đắc Lắc,...

+ Thành phố Hồ Chí Minh "rực rỡ tên vàng".

+ Các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang,...

+ Thời gian: từ mùa thu Cách mạng tháng Tám 1945, kéo dài suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đến chiến thắng Điện Biên Phủ.


Câu hỏi 2 trang 28 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Cảm xúc của tác giả: xúc động, tự hào trước sức mạnh của dân tộc và tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta.

- Đây là sự hòa quyện giữa cảm xúc của cá nhân nhà thơ với cảm xúc của cả cộng đồng. Nó cũng như là tiếng nói tự hào của cả dân tộc khi đã giành được chiến thắng vẻ vang trước một kẻ địch mạch.


Câu hỏi 3 trang 28 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Hình ảnh trung tâm của đoạn trích: "con đường".

- Hình ảnh này xuất hiện rất nhiều lần trong bài thơ: "Trên đường cái", "Đường ta rộng thênh thang tám thước", "Đường cách mạng, dài theo kháng chiến", "đường xuôi về biển", "Đường lên Tây Bắc, đường lên Điện Biên",...

- "Con đường" không chỉ là con đường giao thông nối liền vùng miền mà còn là đường cách mạng, con đường cả dân tộc đang đi.

- Hình ảnh "con đường" có mối quan hệ chặt chẽ với các hình ảnh khác trong đoạn trích, đặc biệt là hình ảnh "đôi bàn chân" và nhan đề bài thơ.


Câu hỏi 4 trang 28 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Các địa danh được nhắc đến trong văn bản như: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp,...

- Tác dụng: Biểu thị lòng yêu mến, tự hào của tác giả về sự giàu đẹp của mọi miền đất nước, về sức mạnh và tình đoàn kết của nhân dân và niềm hi vọng vào tương lại rạng rỡ của đất nước.


Câu hỏi 5 trang 28 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Điệp cấu trúc:

+ "Ai...": "Ai qua Phú Thọ", "Ai xuôi Trung Hà", "Ai về Hưng Hóa", "Ai xuống khu Ba", "Ai vào khu Bốn",...

+ "Đường...": "Đường ta rộng thênh thang tám thước", "Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên", "Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên", "Đường cách mạng, dài theo kháng chiến",...

- Tác dụng: giúp cho bài thơ giàu nhạc điệu, nhấn mạnh niềm vui, tinh thần lạc quan và khí thế tiến bước đi lên của cả dân tộc. "Ai" là một đại từ phiếm chỉ, không chỉ riêng bất cứ ai mà khái quát cho mọi người dân Việt Nam.


Câu hỏi 6 trang 28 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Nghĩa tả thực của nhan đề: hành động bước đi trên những con đường ở khắp mọi nẻo đường Tổ quốc.

- Nghĩa ẩn dụ của nhan đề: hành động tiến lên phía trước, vượt qua mọi gian nan thử thách để hướng tới tương lai tươi đẹp.

- Nhan đề khái quát được nội dung của cả bài thơ, cũng khẳng định được con đường đúng đắn mà cả dân tộc đang đi.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tố Hữu đã thể hiện niềm tự hào, xúc động về chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong "Ta đi tới". Taimienphi.vn mời em tham khảo thêm những tác phẩm khác cũng có chung cảm xúc đó như: Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh; Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng xuất sắc của dân tộc. Ta đi tới là tác phẩm ca ngợi dân tộc và cách mạng sau khi nhân dân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi. Mời em tham khảo Soạn bài Ta đi tới, Ngữ văn 8 KNTT, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn để hiểu hơn về tác phẩm này nhé.
Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Đoạn văn chia sẻ về nhận thức từ văn bản Về chính chúng ta
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT
Soạn bài Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Soạn bài Minh sư, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Soạn bài Thách thức đầu tiên - Chinh phục những cuốn sách mới ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

ĐỌC NHIỀU