Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, ngắn 1
2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, ngắn 2
3. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, ngắn 3

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, ngắn 1

Bài 1:
Những thể loại văn bản tiêu biểu trên một số tờ báo: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn đọc, quảng cáo, tiêu điểm…
Bài 2:
Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự:
* Bản tin:
- Ngắn gọn
- Có thời gian, địa điểm cụ thể
- Sự kiện chính xác
- câu ngắn gọn, từ ngữ chính xác
⟹ Cung cấp tin tức mới
* Phóng sự: Là một bản tin có thời gian, địa điểm và sự kiện nhưng được miêu tả, tường thuật chi tiết bằng hình ảnh cụ thể, hấp dẫn, câu văn biểu cảm, từ ngữ sinh động.
Bài 3:
Một tin ngắn phản ánh quá trình học tập cần phải chú ý các yếu tố:
- Thời gian: vào một thời điểm nhất định trong năm học
- Hoạt động: những kế hoạch, sự kiện đã được tổ chức liên quan đến việc học tập của lớp
- Kết quả: thành tích đạt được
- Số liệu: đưa ra số liệu, dẫn chứng cụ thể

 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 11

- Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh

 

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, ngắn 2

Luyện tập
Câu 1:
Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, ...
Câu 2: Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự:
a. Bản tin
- Thông tin sự việc
- Yêu cầu chính xác, khách quan
b. Phóng sự (ngắn)
- Vừa thông tin cụ thể, vừa miêu tả sinh động, cụ thể.
- Yêu cầu: gợi cảm, gây được hứng thú.
Câu 3: Viết một mẩu tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp.
Những yêu cầu khi viết một bản tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp.
- Thời gian: xác định thời điểm cụ thể.
- Địa điểm: lớp học cụ thể.
- Sự kiện: chú ý sự kiện nổi bật.
- Đưa ra ý kiến nhận xét về sự kiện thật ngắn gọn, súc tích.
Học sinh có thể viết mẩu tin ngắn về thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, hoặc những ngày cuối học kì, ...
Tham khảo
Theo thông tin nhận được từ các teen trường THPT …. huyện … tỉnh ….. Do tình hình mưa lũ khẩn cấp, ngày 4 tháng 11 vừa qua, các teen nhà mình phải nghỉ học cả ngày. Kế đó, ngày 5-11, chỉ học được 3 tiết vào buổi chiều, nhà trường cũng phải cho học sinh về vì mưa lũ có dấu hiệu tăng cao.
Trong suốt mấy ngày mưa lũ ở khu vực Nam Trung Bộ, nhiều địa phương phải cho học sinh nghỉ học. Ngay sau khi nước rút, các bạn đã có thể đi học lại và từ ngày 9-11, những lớp buổi chiều vào lớp lúc 12h30.
Mưa lũ đã đi qua, nhưng những thiệt hại mà nó để lại vẫn còn là nỗi ám ảnh lớn đối với học sinh trường THPT.

Thực hành thành ngữ, điển cố là bài học nổi bật trong Tuần 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 11, học sinh cần Soạn bài Thực hành thành ngữ, điển cố, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK

 

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, ngắn 3

Luyện tập 

Câu 1: 
Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, quảng cáo → Đây là các mục cs trên một tờ báo

 
Câu 2:  Phân biệt hai thể loại báo chí: Bản tin và phóng sự:
Bản tin: nhanh, ngắn gọn, kịp thời, chính xác, khách quan
Phóng sự: chi tiết, cụ thể, sinh động 
 
Câu 3: Viết một mẩu tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp. 
Gợi ý
Thời gian: 8h sáng ngày 12/9/2019
Địa điểm: lớp 10a3 trường THPT Bắc Lý
Sự kiện: lên kế hoạch tổ chức ngày 20/11
Đưa ra ý kiến: mong các bạn đến đúng giờ để tiến hành công việc.
 

 

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Phân tích cảnh phố huyện ngày tàn trong phần đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ để học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí để thấy được những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí để biết cách phân biệt chúng với các ngôn ngữ khác, biết xác định những thể loại văn bản sử dụng ngôn ngữ này, phân biệt được hai thể loại tiêu biểu của báo chí là bản tin và phóng sự cũng như biết cách viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập trên lớp.
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Ngữ văn lớp 10
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo), soạn văn lớp 11
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận, soạn văn lớp 11
Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ, soạn văn lớp 12

ĐỌC NHIỀU