1. Đọc hiểu văn bản
Câu hỏi 1 trang 112 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
Câu hỏi 2 trang 112 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
- "Bài học đường đời đầu tiên": Dế Mèn đã nhận được bài học về thói kiêu căng hống hách khiến người hàng xóm của mình phải chết, từ đó Dế Mèn cảm thấy ân hận và thay đổi.
- "Ông lão đánh cá và con cá vàng": Ông lão cứu cá vàng và được cá trả ơn, bà vợ ông lão là người tham lam, đòi hỏi những thứ quá đáng nên đã phải quay lại cái máng lợn cũ.
- "Cô bé bán diêm": Truyện cổ tích thể hiện nỗi niềm đồng cảm của tác giả trước những số phận bất hạnh đồng thời cũng lên án xã hội thờ ơ, vô cảm.
- "Đêm nay Bác không ngủ": Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với anh đội viên cũng như tình cảm yêu mến, cảm phục của anh đội viên với Bác.
- "Lượm": Nói về chú bé liên lạc dũng cảm, hồn nhiên và tình cảm của nhà thơ dành cho Lượm.
- "Gấu con chân vòng kiềng": Khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài.
- "Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?": Nhấn mạnh vai trò quan trọng của động vật với đối với con người và Trái Đất, nhắn nhủ rằng con người phải bảo vệ động vật.
- "Khan hiếm nước ngọt": Văn bản nêu lên tình trạng khan hiếm nước ngọt trên toàn thế giới, từ đó nhắc nhở con người phải biết tiết kiệm, sử dụng hợp lí tài nguyên nước ngọt.
- "Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?": Việc nuôi vật nuôi trong nhà sẽ giúp trẻ phát triển tư duy và nhận thức.
- "Bức tranh của em gái tôi": Tình cảm trong sáng, hồn nhiên mà Kiều Phương dành cho người anh đã giúp cho nhân vật "tôi"nhận ra điểm chưa tốt ở mình.
- "Điều không tính trước": Câu chuyện kể về cậu bé Nghi đã bỏ qua hiểu lầm và hiềm khích để tạo nên một tình bạn đẹp giữa Nghi, Phước và nhân vật "tôi".
- "Chích bông ơi!": Dế Vần khi còn bé đã bắt chim non, làm nó xa mẹ và phải chết; khi đã trở thành một người cha, Dế Vần sửa chữa sai lầm bằng cách thả tự do cho chích bông.
- "Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng": Kể về sự ra đời của ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng".
- "Điều gì giúp bóng đá Việt nam chiến thắng?": Nêu ra những nguyên nhân giúp bóng đá Việt Nam thống trị Đông Nam Á.
- "Những phát minh "tình cờ và bất ngờ": Kể về các phát minh được phát hiện một cách ngẫu nhiên.
Câu hỏi 3 trang 112 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
- Những điểm cần chú ý về cách đọc truyện (truyện đồng thoại, truyện của An - đéc - xen và Pu - skin, truyện ngắn):
+ Đề tài và chủ đề của truyện.
+ Các đặc điểm của nhân vật.
+ Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.
- Những điểm cần chú ý về cách đọc thơ có yếu tố tự sự, miêu tả:
+ Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ.
+ Các yếu tố vần, nhịp, thể thơ.
- Những điểm cần chú ý khi đọc văn bản nghị luận:
+ Chủ đề của đoạn văn, câu chủ đề của đoạn văn
+ Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng của văn bản
- Những điểm cần chú ý khi đọc văn bản thông tin:
+ Diễn biến nguyên nhân - kết quả của sự kiện, sự việc, thông tin mà bài viết đề cập đến.
+ Các mốc thời gian và sự kiện quan trọng.
Câu hỏi 4 trang 113 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
- Các văn bản truyện:
=> Các văn bản truyện của học kì I là truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích) mang yếu tố tưởng tượng kì ảo còn các văn bản truyện kì II là truyện ngắn hiện đại (truyện đồng thoại, truyện của An - đéc - xen và Pu - skin, truyện ngắn) có đề tài và chủ đề rõ ràng, các nhân vật của mỗi truyện đều mang đặc điểm riêng.
- Các văn bản thơ:
=> Các văn bản thơ của học kì I thuộc thể thơ lục bát đặc trưng của dân tộc còn các văn bản thơ học kì II là thơ 4, 5 chữ có yếu tố tự sự, miêu tả.
Câu hỏi 5 trang 113 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
- Các văn bản nghị luận:
=> Các văn bản nghị luận của học kì I thuộc kiểu nghị luận văn học tập trung bàn luận về vấn đề gắn liền với một tác giả, tác phẩm văn học nào đó còn các văn bản nghị luận học kì II thuộc kiểu nghị luận xã hội tập trung vào một vấn đề, hiện tượng đời sống.
- Các văn bản thông tin:
=> Các văn bản thông tin của học kì I thuộc kiểu thuật lại một sự kiện, chú trọng vào các mốc thời gian quan trọng còn các văn bản thông tin của học kì II thuộc kiểu văn bản thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân kết quả.
- Các
=> Các văn bản thông tin của học kì I thuộc kiểu thuật lại một sự kiện, chú trọng vào các mốc thời gian quan trọng còn các văn bản thông tin của học kì II thuộc kiểu văn bản thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân kết quả.
2. Viết
Câu hỏi 6 trang 113 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
- Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Viết tóm tắt văn bản thông tin.
- Viết biên bản.
Câu hỏi 7 trang 113 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
Mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 6, tập 2: Yêu cầu viết được hình thành dựa trên nội dung đọc hiểu. Các bài đọc hiểu nêu lên, nhấn mạnh vào nội dung gì thì bài viết sẽ được viết về nội dung đó
Câu hỏi 8 trang 113 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
Ý nghĩa và tác dụng của việc tạo lập một văn bản có minh họa hình ảnh, bảng biểu, đồ thị,... (văn bản đa phương thức):
- Thu hút người đọc tập trung, chú ý vào văn bản.
- Giúp cho văn bản trở nên sinh động, trực quan, dễ hiểu hơn.
3. Nói và nghe
Câu hỏi 9 trang 113 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
Các yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6:
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
- Trình bày ý kiến về một vấn đề.
- Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
- Thảo luận nhóm về một vấn đề.
- Thảo luận nhóm về một vấn đề (nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện).
=> Các yêu cầu của bài nói và nghe khá tương đồng với đọc, viết. Yêu cầu của bài nói và nghe chính là yêu cầu của bài viết hoặc cũng có thể lấy từ nội dung bài đọc.
4. Tiếng Việt
Câu hỏi 10 trang 113 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
- Bài 6: Mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ.
- Bài 7: Biện pháp tu từ hoán dụ.
- Bài 8: Chủ đề, nội dung của đoạn văn; từ Hán Việt.
- Bài 9: Trạng ngữ.
- Bài 10: Dấu ngoặc kép. Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu phù hợp với chủ đề, nội dung văn bản.
1. Đọc hiểu
Đáp án phần câu hỏi trắc nghiệm trang 115, 116, 117, sgk Ngữ văn 6 - tập 2.
Câu hỏi 10 trang 111 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
- Các loài vật là sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên, tiến hóa hàng triệu năm, có thể cạn kiệt.
- Bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm để duy trì sự cân bằng của sinh thái.
2. Viết
Đề bài: Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do vì sao em thích nhân vật này
Nhân hậu là đức tính quý giá, chỉ những người hiền lành, giàu lòng thương, luôn bao dung cho lỗi lầm người khác. Trong câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh, nhân vật người em Kiều Phương đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về lòng nhân hậu của cô bé.
Kiều Phương là một "thiên tài hội họa nhí". Cô bé có thể tự chế những màu vẽ khác nhau và có được sự công nhận tài năng từ chú họa sĩ Tiến Lê. Người anh cảm thấy mình trở nên bất tài trước mặt em gái nên dần xa lánh, gắt gỏng và la mắng Kiều Phương. Mỗi lần bị anh quát, cô bé có vẻ ấm ức lắm, mặt xị xuống, môi dẩu ra trông rất ngộ. Kiều Phương được tham dự trại thi vẽ quốc tế, mỗi thí sinh phải vẽ một bức tranh về đề tài tự chọn ngay trước mặt ban giám khảo
Nghe lời chú Tiến Lê: "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu", Kiều Phương đã vẽ anh trai của mình. Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình, người anh sững sờ và thốt lên rằng: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đó cũng là lời khẳng định cho phẩm chất nhân hậu của người em gái Kiều Phương. Tuy bị anh dửng dưng mắng mỏ nhưng người em không hề để bụng, thậm chí còn rất yêu quý anh trai mình, cảm thấy anh là thân thuộc nhất nên mới vẽ. Kiều Phương đã vẽ người anh của mình "một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Bức vẽ chan chứa tình cảm mà Kiều Phương dành cho anh đã chứng minh cô bé có tấm lòng nhân hậu, bao dung.
Ngoài lòng nhân hậu, em còn thích cô bé này ở tính cách hồn nhiên, trong sáng. Bởi vì hay nghịch ngợm, mặt suốt ngày lấm lem nên cô đã được anh trai đặt cho cái tên là Mèo. Dù vậy, Kiều Phương vẫn luôn vui vẻ "chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè". Cô bé hay lục lọi các đồ vật, tìm kiếm và khám phá với vẻ mặt đầy thích thú, đến mức khi bị anh mắng, Kiều Phương không những không khó chịu mà còn vênh mặt lên đáp lại: "Mèo mà lại! Em không phá là được..." Chính sự vô tư, trong sáng đã giúp cô bé có được lòng bao dung, nhân hậu.
Kiều Phương là một cô bé vừa tài năng, vừa giàu tình thương. Chính tình yêu của cô bé đã truyền vào bức tranh, giúp cho tác phẩm ấy đạt giải nhất, cũng khiến cho người anh hiểu ra được tình cảm của em gái mình. Nhà văn Tạ Duy Anh thật tài tình khi xây dựng, sáng tạo nên một nhân vật ý nghĩa như Kiều Phương trong "Bức tranh của em gái tôi".
Đề bài: Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó, mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn mất vệ sinh, thậm chí có khi nguy hiểm. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.
Những vật nuôi như chó, mèo đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Vậy nhưng có người lại ý kiến rằng: "Việc nuôi chó, mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn mất vệ sinh, thậm chí có khi nguy hiểm". Bản thân tôi cảm thấy đây là một quan điểm chưa chính xác và không phù hợp.
Có thể thấy rõ trong các gia đình hiện nay, hầu như nhà nào cũng nuôi ít nhất một con vật. Chúng sinh sống, gắn bó thân thiết, mang lại nhiều mặt tích cực cho cuộc sống. Không thể phủ nhận những con vật đó đôi lúc sẽ tạo ra sự bừa bãi, một vài trường hợp tiêu cực hơn thì gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ví dụ như lông chó, mèo gây dị ứng; chó dữ cắn người;... Nhưng đó chưa phải lí do đủ thuyết phục để phản đối việc nuôi chó, mèo trong nhà.
Chó, mèo đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Thật vậy, chúng giúp con người canh nhà, bắt chuột, xua đuổi các loài côn trùng hay rắn rết. Trở thành một thành viên trong gia đình, chúng xua tan cảm giác cô đơn hay những suy nghĩ tiêu cực trong ta. Dù là sự hiếu động, quấn quýt của chó hay sự tĩnh lặng của mèo thì đều mang lại niềm an ủi, động viên rất lớn cho con người lúc khó khăn. Chúng như một người bạn thân thiết, yên tĩnh lắng nghe ta chia sẻ vui buồn. Không chỉ vậy, việc nuôi động vật trong nhà sẽ giúp con người, đặc biệt là trẻ em, rèn luyện rất nhiều đức tính tốt đẹp. Đó là tình yêu thương, sự quan tâm đối với muôn loài. Hay còn là tinh thần trách nhiệm, tính tự lập khi tự mình chăm sóc một vật thể sống. Tất cả đều góp phần khiến con người hoàn thiện và phát triển hơn từng ngày.
Trên thực tế, việc nuôi chó mèo trong nhà đa số không hề gây nguy hiểm cho con người. Khi chưa được huấn luyện, chúng có thể sẽ bày bừa, nghịch ngợm, đi vệ sinh lung tung,... Tuy nhiên, khi đã được chỉ dẫn, chúng sẽ dần vào về nếp. Đa số chó mèo đều rất lành tính, không gây hại cho mọi người. Một vài giống chó dữ như Pitbull, Berger, Dobermann Pinscher, chó ngao Tây Tạng,... hiện nay đều gần như được thuần hóa, huấn luyện ngay từ nhỏ. Vậy nên, việc con vật có nguy hiểm, dữ dằn hay không chủ yếu phụ thuộc vào cách dạy dỗ của người chủ.
Có rất nhiều cách để khiến chó, mèo không trở thành sự phiền hà hay mối nguy hại. Đơn giản nhất chính là dạy chúng cách đi vệ sinh đúng chỗ, tránh sự bừa bãi không đáng có. Để an toàn hơn, người chủ cần đưa vật nuôi của mình đi tiêm phòng, nhằm loại trừ bệnh dại và các bệnh nguy hiểm khác. Điều này không chỉ bảo vệ con vật mà còn bảo vệ chính chúng ta - những người trực tiếp tiếp xúc với chúng hàng ngày. Đừng quên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các con vật ấy. Việc này có thể giúp ta phát hiện và giải quyết sớm nhiều vấn đề liên quan đến vật nuôi trong nhà. Và cuối cùng, đừng quên rọ mõm, đeo dây, xích cho thú nuôi của mình khi đang ở bên ngoài.
Tựu chung lại, tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng nuôi chó, mèo trong nhà vừa mất vệ sinh, vừa nguy hiểm. Việc có thú cưng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con người, đặc biệt là về mặt tinh thần. Hãy biết cách huấn luyện, chăm sóc và yêu thương chúng, giúp chúng trở thành một thành viên trong gia đình theo đúng nghĩa.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Hi vọng rằng, qua bài soạn trên, em sẽ đánh giá được năng lực của mình để từ đó lên kế hoạch học tập cho tương lai nhé. Em có thể xem lại một số bài soạn, văn mẫu lớp 6 sau: Soạn bài Tự đánh giá bài 10 đầy đủ nhất, Soạn bài Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro theo chương trình học.