Soạn bài Ôn tập học kì I, Ngữ văn lớp 7 KNTT

Soạn bài Ôn tập học kì I, Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài ôn tập phần văn lớp 7


A. Ôn tập kiến thức

* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 7 - tập 1)

Câu hỏi 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 7 - tập 1)
a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:
* Yêu cầu với kiểu bài tóm tắt văn bản:
- Phản ánh được nội dung văn bản gốc.
- Nêu được những ý chính, nội dung quan trọng của văn bản gốc.
- Sử dụng các từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc.
- Đáp ứng được yêu cầu về dung lượng khi tóm tắt.
* Yêu cầu với kiểu bài tập làm thơ bốn chữ, năm chữ:
- Xác định được đề tài và cảm xúc.
- Tìm hình ảnh để diễn đạt cảm xúc.
- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn tiếng hoặc năm tiếng.
- Gieo vần và sử dụng biện pháp tu từ làm cho bài thơ tăng tính gợi hình, gợi cảm.
* Yêu cầu với bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:
- Giới thiệu tác giả và bài thơ. Nêu ấn tượng, cảm nhận chung về tác phẩm.
- Thể hiện được cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật. Chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét độc đáo, đặc sắc của tác phẩm.
- Khát quát cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ.
* Yêu cầu với kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật:
- Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật.
- Trình bày được đặc điểm của nhân vật dựa vào các chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm.
- Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
- Trình bày được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
* Yêu cầu với kiểu bài viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:
- Giới thiệu được người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ. Nêu cảm xúc chung về đối tượng đó.
- Trình bày những đặc điểm của người hoặc sự việc mà em cảm thấy yêu thích, có ấn tượng.
- Bày tỏ tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được đề cập đến.
- Sử dụng từ ngữ sinh động, giàu cảm xúc.
* Yêu cầu với kiểu bài viết văn bản tường trình:
Trình bày theo đúng thể thức:
- Phía trên cùng: ghi quốc hiệu và tiêu ngữ ở chính giữa dòng.
- Tiếp đến, ở góc bên phải: ghi địa điểm và thời gian viết.
- Tên văn bản ghi ở chính giữa:

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc...

- Dưới phần tên văn bản, ghi theo mẫu sau: Kính gửi + tên người, cơ quan nhận văn bản.
- Trình bày đầy đủ thông tin về người viết: họ tên, chức danh, đơn vị học tập (công tác).
- Trình bày nội dung chính: thuật lại toàn bộ sự việc (về thời gian, địa điểm, người có liên quan, nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và người phải chịu trách nhiệm).
- Lời cam đoan về tính chân thực, khách quan của nội dung đã trình bày. Lời hứa hoặc lời đề nghị với người (cơ quan) xử lí vụ việc.
- Cuối cùng, người viết kí và ghi rõ họ tên.
b. Tóm tắt một văn bản mà em đã học, đã đọc
Tóm tắt văn bản "Chuyện cơm hến"
"Chuyện cơm hến" là tác phẩm viết về món ăn đặc trưng của xứ Huế - món cơm hến. Văn hóa ẩm thực của người Huế rất đặc biệt, ăn đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi, đặc biệt là người Huế thích thú với hai vị mà cả thiên hạ đều sợ đó là vị cay và đắng. Vào một ngày "Hạnh phúc trời hành", người dân Huế thường ăn món cơm hến. Cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội, không thể thay thế bằng bún hay một nguyên liệu nào khác. Nguyên liệu nấu cơm hến khá dễ tìm gồm: mặt hến, miến, măng khô, thịt heo thái chỉ và gia vị. Món cơm hến dân dã, ai cũng có thể thưởng thức dù là người giàu hay nghèo. Cuối cùng, tác giả phát hiện ra mùi vị thứ mười lăm của cơm hến. Đó chính là vị lửa.

Soạn bài Ôn tập học kì I, Ngữ văn lớp 7 KNTT

Câu hỏi 3 (trang 130 SGK Ngữ văn 7 - tập 1)
* Những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua là:
- Trao đổi một vấn đề mà em quan tâm.
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc).
- Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học).
- Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.
- Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại.
* Những nội dung này có liên quan mật thiết với chủ đề lớn, với phần đọc và phần viết. Ví dụ bài 5 học về chủ đề "Màu sắc trăm miền" em được thực hành nói và nghe trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại.
Câu hỏi 4 (trang 130 SGK Ngữ văn 7 - tập 1)



 

B. Luyện tập tổng hợp

I. Phiếu học tập số 1
1. Đọc văn bản
a. Chọn phương án đúng
Câu hỏi 1 (trang 133 SGK Ngữ văn 7 - tập 1): Đáp án D.
Câu hỏi 2 (trang 133 SGK Ngữ văn 7 - tập 1): Đáp án C.
b. Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1 (trang 133 SGK Ngữ văn 7 - tập 1):
- Thời gian: "chỉ chừng một giờ sau tía nuôi tôi đã dắt tôi ra đúng chỗ cây tràm chúng tôi ngồi nghỉ ăn cơm chiều bữa trước", "...chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng chờ đợi...", "Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều".
- Không gian:
+ "...rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng.".
+ "...mọi tiếng động chung quanh tôi đều nghe như không rõ rệt, đều bị nén lại, không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả.".
+ "Lửa chớp chớp. Súng liên thanh nã đạn xuống rừng nghe inh tai chát óc.".
+ "Rồi hàng loạt bom nổ ầm ầm, chuyển động cả một vùng rừng ban nãy còn lặng phắc như tờ.".
+ "Đất dưới chân tôi rung rinh như chực sụp xuống.".
+ "Màn khói đen cuồn cuộn dựng lên trên dãy rừng dọc dài theo chiều sông.".
+ "Lửa cháy khắp bốn phía rồi.".
+ "... tất cả những con thú bốn chân trong rừng đều nhắm mắt nhắm mũi tranh nhau bỏ chạy.".
=> Những chi tiết miêu tả không gian, thời gian cho thấy sự việc giặc thả bom đốt rừng U Minh vào một buổi chiều muộn.
Câu hỏi 2 (trang 133 SGK Ngữ văn 7 - tập 1):
Sau khi lấy mật xong, An và tía nuôi quay lại chỗ cây tràm - nơi mà họ nghỉ ngơi, ăn cơm chiều bữa trước. Vào những ngày trời nắng ráo, rừng khô hiện lên với vẻ tráng lệ, kì vĩ. Sau khi ngủ một giấc dài, An bỗng nghe thấy tiếng động cơ gào rú. Nhìn lên trời cao, cậu bé thấy ba chiếc tàu bay của quân Pháp đang vút qua khu rừng mà hai cha con lấy mật. Chúng dùng súng liên thanh nã đạn xuống rừng. Bom thì nổ ầm ầm, phá tan bầu không khí yên tĩnh và làm rung chuyển cả một không gian rộng lớn. Tía nuôi phát hiện ra giặc đốt rừng bèn kéo An chạy theo ngược hướng gió. Theo sau, những con thú bốn chân trong rừng cũng tranh nhau chạy thoát thân.
Câu hỏi 3 (trang 133 SGK Ngữ văn 7 - tập 1):
Các sự việc trong câu chuyện được kể theo trình tự thời gian: từ trưa đến chiều:
- Bắt đầu từ việc An và tía lấy mật xong, quay ra chỗ cây tràm - nơi hôm trước đã ngồi nghỉ, ăn cơm chiều.
- An ngủ trưa và giấc ngủ của cậu kéo dài đến chiều khi giặc Pháp đến thả bom đốt rừng.
- Giặc ném bom dữ dội, An, tía nuôi và các loài động vật chạy ra khỏi rừng.
Câu hỏi 4 (trang 133 SGK Ngữ văn 7 - tập 1):
Những chi tiết tiêu biểu thể hiện tính cách nhân vật người cha - tía nuôi cậu bé An là:
- Luôn yêu thương, lo lắng cho con: "An ơi! Nằm xuống mau".
- Thông minh, linh hoạt: "Chạy thoát thân đã!", "Tía nuôi tôi vất cái nón đang đội trên đầu xuống, tay chỉ cầm chiếc nỏ lôi tôi chạy ngược hướng gió, nơi ngọn lửa bắt đầu tràn đến chúng tôi...".
- Mạnh mẽ, quả cảm, quyết đoán: "Tây đâu mà Tây. Cứ chạy đi.".
2. Viết:
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng (5 - 10) câu phân tích đặc điểm nhân vật người cha - tía nuôi cậu bé An.
Trong văn bản "Rừng cháy" của tác giả Đoàn Giỏi, nhân vật người cha - tía nuôi cậu bé An đã đem lại cho em nhiều cảm nhận. Tía nuôi được khắc họa trước hết là một người rất yêu thương, lo lắng cho con, khi thấy giặc ném bom, ông đã đẩy An nằm dí xuống cỏ "- An ơi! Nằm xuống mau". Không chỉ vậy, ông còn là người nhạy bén, linh hoạt. Ông đã bỏ lại hai thùng mật và cái nón trên đầu, tay cầm theo nỏ, lôi An chạy ngược gió để thoát ra khỏi khu rừng đang cháy do bom dội. Với sự hoài nghi của cậu bé về tiếng bước chân chạy dồn dập trên đất, ông mạnh mẽ, quyết đoán nói rằng "Tây đâu mà Tây. Cứ chạy đi!". Qua những hành động, lời nói của tía nuôi, chúng ta cảm nhận được sự dũng cảm, can đảm và tình yêu thương con sâu sắc của ông.
3. Nói và nghe:
Đề bài: Trình bày tóm tắt một văn bản truyện em tự tìm đọc có nội dung gần gũi với những văn bản đã học.
Em chào cô và các bạn. Trong tiết học hôm nay, em sẽ trình bày tóm tắt truyện ngắn "Rừng xà nu" của tác giả Nguyễn Thành Trung.
Tác phẩm kể về làng Xô Man - một ngôi làng nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn, ngày ngày đối diện sự ác liệt của giặc Mĩ. Tnú là người dân tộc Strá, anh tham gia cách mạng. Quân giặc biết chuyện này nên đã bắt vợ con anh đánh đập, hành hạ nhằm dụ anh ra. Chứng kiến cảnh vợ con chịu đau khổ, anh xông ra giữa vòng vây để cứu vợ và con nhưng không thành. Mẹ con Mai chết, anh bị đốt trụi mười đầu ngón tay. Tnú được dân làng cứu thoát. Anh tìm đến giải phóng quân và tham gia chiến đấu chống giặc. Sau ba năm đi lực lượng, Tnú có dịp ghé về thăm làng. Đêm hôm đó, cụ Mết kể lại những chiến công của Tnú cho cả làng nghe. Sáng hôm sau, anh lên đường tiếp tục hành quân đi đánh trận, Tnú và dân làng chia tay ở đồi Xà Nu.
Bài thuyết trình của em đến đây là hết. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi, lắng nghe.
II. Phiếu học tập số 2
1. Đọc đoạn thơ
a. Chọn phương án đúng
Câu hỏi 1 (trang 134 SGK Ngữ văn 7 - tập 1): Đáp án C.
Câu hỏi 2 (trang 134 SGK Ngữ văn 7 - tập 1): Đáp án B.
b. Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1 (trang 134 SGK Ngữ văn 7 - tập 1):
- Từ ngữ: "tôi yêu", "vẫn yêu", "vẫn thương", "như yêu", "yêu".
- Hình ảnh, dòng thơ:
+ "tôi yêu đất nước này áo rách/ căn nhà dột phên không ngăn nổi gió/ vẫn yêu nhau trong từng hơi thở/ lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài".
+ "tôi yêu đất nước này như thế".
+ "như yêu cây cỏ trong vườn/ như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương".
+ "yêu một giọng hát hay".
Câu hỏi 2 (trang 134 SGK Ngữ văn 7 - tập 1):
+ Đất nước hiện lên nghèo khổ, lam lũ: "đất nước này áo rách", "căn nhà dột phên không ngăn nổi gió".
+ Đất nước hiện lên chứa chan yêu thương: "vẫn yêu nhau trong từng hơi thở/ lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài", "như yêu câu cỏ trong vườn/ như yêu mẹ tôi chịu thương chịu khó".
+ Đất nước hiện lên với những truyền thống văn hóa tốt đẹp: "có bài mái đẩy thơm hoa dại/ có sáu câu vọng cổ chứa chan/ có ba ông táo thờ trong bếp".
Câu hỏi 3 (trang 134 SGK Ngữ văn 7 - tập 1):
- Biện pháp tu từ được sử dụng: Ẩn dụ.
- Tác dụng:
+ "Cây" và "cội" gợi liên tưởng đến những giá trị bền vững, gắn bó của quê hương, đất nước.
+ Qua đó, nhà thơ muốn bộc lộc tình cảm gắn bó, biết ơn với Tổ quốc thân yêu.
Câu hỏi 4 (trang 134 SGK Ngữ văn 7 - tập 1):
Các dòng thơ gợi lên cho em:
+ Hoàn cảnh khó khăn của đất nước "căn nhà dột phên không ngăn nổi gió".
+ Tình yêu thương, đoàn kết của con người "vẫn yêu nhau trong từng hơi thở".
2. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với đất nước, con người được bộc lộ trong đoạn trích trên.
Đoạn thơ trích trong tác phẩm "Bài thơ của một người yêu nước mình" của Trần Vàng Sao đã để lại trong em những cảm nhận sâu sắc về tình cảm mà nhà thơ dành cho Tổ quốc, con người. Trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước, nhà thơ thể hiện tình cảm "tôi yêu đất nước này áo rách/ căn nhà dột phên không ngăn nổi gió". Đất nước ấy tuy nghèo khổ nhưng vẫn đong đầy tình thương "vẫn yêu nhau trong từng hơi thở/ lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài". Sự đoàn kết, đồng lòng đã giúp nhân dân vượt qua những gian lao, tiến lên phía trước. Đoạn thơ với hình thức trình bày độc đáo, mới lạ, không viết hoa tiếng mở đầu, không sử dụng dấu câu tạo nên sự hứng thú cho người đọc. Biện pháp ẩn dụ "lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài" được sử dụng nhằm thể hiện lòng biết ơn, tình yêu sâu sắc của nhà thơ khi nghĩ về cội nguồn, đất nước của mình. Tình yêu thương đó luôn thường trực trong trái tim tác giả. Nhà thơ yêu đất nước từ những điều giản dị như: "yêu cây cỏ trong vườn", "yêu mẹ chịu thương chịu khó", "yêu giọng hát hay". Có thể nói, tình cảm tác giả dành cho Tổ quốc thật cao đẹp, thiêng liêng làm sao.
3. Nói và nghe
Đề bài: Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích.
Xin chào cô và các bạn. Em tên là Khánh Ly. Hôm nay, em xin được trình bày cảm xúc của mình về bài thơ "Ngàn sao làm việc" do Võ Quảng sáng tác.
Trước hết, mở đầu tác phẩm là không gian đồng quê xanh thẫm, thời gian có sự biến đổi từ chiều đến tối. Cậu bé chăn trâu thong dong quan sát sự chuyển mình của không quan và thời gian. Khung cảnh bầu trời đêm dần hiện ra với hình sông Ngân Hà, sao Thần Nông, sao Hôm, nhóm Đại Hùng tinh lung linh huyền ảo.
Điểm độc đáo ở bài thơ còn đến từ những nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật. Bằng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã ví các vì sao với một số dụng cụ quen thuộc của nhà nông như vó, đèn soi cá, buồng gàu. Những hình ảnh này đã cụ thể hóa chòm sao, khiến chúng trở nên sinh động, gần gũi với con người. Qua đó, thể hiện khả năng quan sát tỉ mỉ và cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Ngàn sao cùng chung sức cũng giống như tinh thần lao động hăng hái của những người nông dân
Có thể nói, với thể thơ ngắn gọn và hình ảnh thơ giản dị, bài thơ đã gợi cho em liên tưởng về một thế giới tràn đầy sức sống, rộn rã và nhịp nhàng.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Rất cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Trên đây là toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình Ngữ văn 7. Em hãy theo dõi, tham khảo để củng cố lại tri thức của mình nhé. Đừng quên ghé thăm Taimienphi.vn để cập nhật những bài văn mẫu lớp 7 và bài soạn chất lượng như: 
- Trình bày ý kiến về sức cuốn hút của đặc sản địa phương
- Trình bày ý kiến về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa
- Soạn bài Thực hành đọc: Những khuôn cửa yêu dấu
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5
 
Vậy là một học kì đã kết thúc với bao kiến thức bổ ích, thú vị. Để có thể tổng kết toàn bộ nội dung thuộc chương trình Ngữ văn 7, Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I, em hãy theo dõi và tham khảo nội dung Soạn bài Ôn tập học kì I dưới đây.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU