Soạn bài Ôn tập bài 1, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập bài 1, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1 bài 1

1. Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở).

Trả lời:

2. Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau:

"Chừng như thu ngấp nghé
Trong hương vườn đâu đây
Khói lam chiều rất nhẹ
Sông vừa vơi vừa đầy."
(Tạ Hữu Yên, "Sang mùa")

Trả lời:
- Thể thơ: 5 chữ.
- Về vần: gieo vần chân (nghé -nhẹ, đây - đầy)
- Về nhịp: câu thơ đầu ngắt nhịp 2/3, 3 câu thơ còn lại ngắt nhịp 3/2.
=> Tác dụng: tạo ra nhịp điệu thơ uyển chuyển, nhịp nhàng, diễn tả sự chuyển mình của cảnh vật khi bước vào khoảnh khắc giao mùa.

3. Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ ba từ được gạch dưới hay không. Vì sao?
"Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quản tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi mà vẫn không thấy người quản tượng đi ra."
(Vũ Hùng, "Phía Tây Trường Sơn")
Từ đó, cho biết phó từ đảm nhận chức năng gì?
Trả lời:
- Không thể lược bỏ ba từ được gạch chân. Vì:
+ "mãi" bổ sung ý nghĩa cho động từ "rền rĩ", chỉ sự tiếp diễn liên tục, kéo dài không dứt.
+ "vẫn" và "không" bổ sung ý nghĩa cho động từ "thấy". Từ "vẫn" mang ý nghĩa biểu thị cho sự tiếp diễn, từ "không" biểu thị cho sự phủ định với hành động được nêu ở động từ "thấy".
=> Nếu bỏ đi ba phó từ này, nghĩa của câu sẽ thay đổi.
- Phó từ đảm nhận các chức năng:
+ Nhóm phó từ chuyên đi kèm danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ. Ví dụ: những, các, mọi, mỗi,...
+ Khi đứng trước động từ và tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như sau: biểu thị quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn, sự phủ định,...
+ Khi đứng sau động từ và tính từ, phó thị thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả,...

Soạn bài Ôn tập bài 1, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

4. Em rút ra được bài học gì khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?
Trả lời:
Sau khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, em rút ra được những bài học sau:
- Bài thơ cần thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,... của người viết về cuộc sống.
- Biết sử dụng các từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.
- Biết sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị.
- Biết cách gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lý để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.
- Cần đặt nhan đề phù hợp với nội dung của văn bản.
- Đảm bảo đủ số chữ (4 chữ hoặc 5 chữ) ở các dòng thơ.

5. Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó.
Trả lời:
HS lựa chọn bài thơ mình yêu thích/ ấn tượng và viết cảm nhận.
* Gợi ý:
Bài thơ "Lời của cây" của nhà thơ Trần Hữu Thung như một lời nhắc nhở tới bản thân em và tất cả mọi người về một trái đất xanh. Quá trình nảy nở, phát triển của một cái cây được tác giả viết nên thật sinh động và hấp dẫn. Bắt đầu là một hạt cây lặng thinh nằm gọn trong đôi bàn tay của nhân vật trữ tình "cầm trong tay". Rồi khi được gieo xuống mặt đất đầy dinh dưỡng, hạt mầm không còn yên lặng nữa mà từ từ nhú lên "giọt sữa" và biết thì thầm với con người. Thủ pháp nhân hóa đã được nhà thơ sử dụng xuyên suốt bài thơ "mầm thì thầm", "mầm mở mắt" làm hình ảnh hạt mầm giống như đứa trẻ đang ngày ngày lớn lên. Và khi vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, hạt mầm ấy đã thoát khỏi lớp vỏ bao bọc và phát triển thành cây với vài chiếc lá bé. Hành trình sinh trưởng ấy lại tiếp tục được khắc họa qua hình ảnh cây xanh lớn lên cứng cáp và hứa hẹn về một đất trời xanh. Bài thơ đã dẫn dắt người đọc đến với quá trình phát triển tự nhiên của một cái cây, đồng thời bộc bộ tấm lòng yêu thương, sự trân trọng và tình cảm gắn bó của tác giả với thiên nhiên.

6. Vì sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ?
Trả lời:
Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày, ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sư đồ vì:
- Sử dụng từ khóa để tóm tắt được ý chính do người khác trình bày một cách nhanh chóng và ngắn gọn. Từ đó, có thể nắm rõ được các nội dung chính của bài nói, tránh bỏ lỡ các nội dung.
- Sử dụng các kí hiệu để làm nổi bật ý.
- Sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa các nội dung chính.
7. Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
- HS trả lời dựa theo cảm nhận của bản thân.
Gợi ý:
Việc quan sát, lắng nghe và cảm nhận thế giới tự nhiên giúp chúng ta thấu hiểu hơn về vạn vật xung quanh, thấy được vẻ đẹp muôn màu, muôn vẻ của thiên nhiên. Đồng thời, hòa mình vào tự nhiên giúp nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta trở nên phong phú, sâu sắc hơn.

Mong rằng, qua bài soạn này, em sẽ nắm vững các tri thức quan trọng của bài 1, Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo. Nếu chưa biết chuẩn bị như thế nào cho bài 2 - Bài học về cuộc sống, em hãy tham khảo bài văn mẫu lớp 7 ngay trên Taimienphi.vn:
- Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp, Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo
- Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Để tổng kết các kiến thức trọng tâm thuộc chủ điểm Tiếng nói của vạn vật, Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, em có thể tham khảo Soạn bài Ôn tập bài 1 mà Taimienphi.vn biên soạn và cung cấp dưới đây. Hãy theo dõi và hoàn thiện bài làm của mình nhé.
Soạn bài Ôn tập bài 1, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 2, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo

ĐỌC NHIỀU