Soạn bài Những đứa trẻ (Thời thơ ấu)

Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Những đứa trẻ (Thời thơ ấu), Ngắn 1
2. Soạn bài Những đứa trẻ (Thời thơ ấu), Ngắn 2

Soạn bài Những đứa trẻ (Thời thơ ấu)

Soạn bài Những đứa trẻ (Thời thơ ấu), Ngắn 1

Tóm tắt:

Một tuần vắng bóng sau sự kiện đứa em nhỏ ngã xuống giếng, ba anh em con nhà Ốp-xi-an-ni-cốp lại ra chơi với A-li-ô-sa. Chúng nói với nhau nhiều thứ chuyện. Bỗng nhiên lão đại tá bắt gặp và đuổi khỏi nhà, cấm các con ông chơi với cậu. Nhưng không vì thế mà lũ trẻ chịu xa nhau, chúng vẫn tìm cách chơi với nhau một cách vụng trộm.

Câu 1 (trang 233 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu...ấn em nó cúi xuống) : Sự gắn bó giữa những đứa trẻ.
- Phần 2 (tiếp...không được đến nhà tao) : Sự ngăn cản bất ngờ.
- Phần 3 (còn lại) : Sự bền chặt của tình bạn.

Những chi tiết xuất hiện ở phần một và phần ba: ba đứa trẻ hàng xóm, chuyện về những con chim, những câu chuyện cổ tích, chuyện về người bà hiền hậu.

Câu 2 (trang 233 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ : những đứa trẻ mồ côi, thiếu thốn tình cảm.
- Hoàn cảnh giữa hai gia đình : Ông đại tá có địa vị cao trong xã hội, thuộc tầng lớp thượng lưu. Còn ông bà ngoại của A-li-ô-sa thuộc tầng lớp thấp trong xã hội.

Câu 3 (trang 233 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm : Vẻ ngoài giống nhau (mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau khuôn mặt tròn, mắt sáng, phải phân biệt theo tầm vóc; Chúng ngồi sát vào nhau giống như chú gà con; ... những con ngỗng ngoan ngoãn.
- Đó là sự ngây thơ, trong trắng, cam chịu của những đứa trẻ. Đó là những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, được giáo dục, có nề nếp. Cùng đó là sự ngưỡng mộ, lòng tin yêu, sự cảm thông của chú bé A-li-ô-sa với những đứa trẻ.

Câu 4 (trang 233 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Chuyện đời thường và cổ tích được lồng vào nhau : "dì ghẻ", "mẹ khác" tạo liên tưởng đến mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về "mẹ thật", A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích. Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại với ấn tượng hiền hậu bằng giọng của truyện cổ tích : ngày trước, trước kia, đã có thời...

---------------------HẾT BÀI 1---------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Những đứa trẻ (Thời thơ ấu), các em có thể chuẩn bị thêm nội dung các bài như Soạn bài Cố Hương và cùng với phần Soạn bài Bàn về đọc sách để học tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hơn.

 

Soạn bài Những đứa trẻ (Thời thơ ấu), Ngắn 2

Câu 1: Đoạn trích có thể chia làm ba phần:

- Phần một: Tình bạn tuổi thơ trong sáng.
- Phần hai: Tình bạn bị cấm đoán.
- Phần ba: Tình bạn vẫn được duy trì.

Xuyên suốt cả 3 phần trên là các yếu tố nghệ thuật chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu đã xuất hiện ở phần đầu lại xuất hiện ở phần thứ ba, tạo nên mối quan hệ kết nối thống nhất và chặt chẽ, gây được ấn tượng sâu sắc trong người đọc.

Câu 2:

- Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm với đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp, nhưng hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang, nên Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa con của mình chơi với A-li-ô-sa ("Đứa nào gọi nó sang?", "Cấm không được đến nhà tao!").
- Do sự tình cờ, A-li-ô-sa góp sức cứu đứa nhỏ bị rơi xuống giếng, nên ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp biết được tấm lòng của A-li-ô-sa và rủ A-li-ô-sa sang chơi.
- A-li-ô-sa mất bố, mẹ lại đi lấy chồng khác, có mẹ mà như không, lại thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại là người hiền hậu. Qua trò chuyện, A-li-ô-sa biết mấy đứa bạn mới quen kia tuy sống trong cảnh giàu sang, nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ chết, sống với dì ghẻ, lại cũng bị bố cấm đoán, đánh đòn...
- Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go-rơ-ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.

Câu 3:

- Trước khi quen thân, nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết: "Ba đứa cùng mặc áp cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc".
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghẻ mà chúng gọi là "mẹ khác" rồi lặng đi, Go-rơ-ki kể: "Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con". So sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu, đồng thời toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
- Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bất chợt xuất hiện, mắng: "Đứa nào gọi nó sang?", Go-rơ-ki viết: "Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn". Đây là lần thứ hai nhà văn dùng hình tượng so sánh này. So sánh chính xác vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của ba đứa trẻ, vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng vào nhà, chẳng dám hé răng. Tác giả còn kể ở đoạn dưới: "... tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng tôi nói một lời nào về bố và về dì ghẻ". Một lần nữa A-li-ô-sa thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.

Câu 4: Chuyện đời thường và truyện cổ tích

- Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết dì ghẻ. Mấy đứa trẻ hàng xóm vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ mà chúng gọi là "mẹ khác", A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích.
- Chuyện đời thường và chuyện cố tích lồng vào nhau qua chi tiết người "mẹ thật": "Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu..."
- Chết rồi cơ mày về làm sao được...". A-li-ô-sa như lạc ngay vào ông khí truyện cổ tích, nói với chính bản thân mình: "Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thủy".
- Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau qua hình ảnh người bà nhân hậu. Ta biết bà ngoại của A-li-ô-sa là người rất nhân hậu.

Trong bài văn này, mỗi lần A-li-ô-sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe và bây giờ chú kể lại cho các bạn, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi đứa lớn con đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp khái quát: "Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt..." thì nước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích rồi. Nhất là thằng bé "thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời... dường như nó đã sống trên trái đất: này một trăm năm chứ không phải mười một năm"
- Không thấy A-li-ô-sa nhắc đến tên mấy đứa bạn. Chắc khi chơi thân với nhau, thế nào chúng cũng hỏi tên nhau; A-li-ô-sa còn biết thằng lớn mười một tuổi cơ mà! Hay chuyện xảy ra mấy chục năm rồi, Go-rơ-ki: không còn nhớ tên chúng nữa? Song, có lẽ nhà văn chủ tâm không nhắc tên những đứa trẻ kia, như thế câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sông thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích nhiều hơn.

-------------------HẾT-------------------

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thu cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. nhằm chuẩn bị trước những nội dung bài làm văn trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.

Qua phần soạn bài Những đứa trẻ (Thời thơ ấu) trang 233 SGK Ngữ văn 9, tập 1, các em sẽ hiểu hơn về tình bạn hồn nhiên, trong sáng giữa những đứa trẻ không cùng địa vị xã hội với nhau, bất chấp những lời cấm đoán và định kiến của xã hội lúc bấy giờ, bên cạnh đó, qua bài soạn các em cũng thấy được nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, thu hút của tác giả Go-rơ-ki khi đan xen nhuần nhuyễn những yếu tố cổ tích với đời thường.
Tình huống truyện Những đứa trẻ
Phân tích nhân vật bé Hồng trong truyện "Những ngày thơ ấu"
Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thời thơ ấu của Hon-đa ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, Cánh Diều
Soạn bài Và tôi nhớ khói ngắn nhất, Ngữ văn 6 - CTST
Phân tích nhân vật An trong Hai đứa trẻ
Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi

ĐỌC NHIỀU