Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, CTST

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, CTST

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, CTST

 

I. Chuẩn bị đọc

* Gợi ý trả lời phần Chuẩn bị đọc:
 

1. Cụm từ "vẻ đẹp quê hương" thường khiến em nghĩ đến điều gì?

- Cụm từ "vẻ đẹp quê hương" thường khiến em nghĩ đến vẻ đẹp phong cảnh, thiên nhiên non nước và những phong tục văn hóa truyền thống, tốt đẹp của đất nước.
 

II. Trải nghiệm cùng văn bản

* Gợi ý trả lời phần Trải nghiệm cùng văn bản:
 

1. Qua câu ca dao này, hình ảnh thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?

- Hình ảnh thành Thăng Long hiện lên với sự nhộn nhịp, đông đúc của 36 phố phường. Các con phố này giao nhau giống như mắc cửi. Đặc biệt, mỗi con phố lại buôn bán một mặt hàng khác nhau, tạo nên sự sôi động, tấp nập cho nơi đây.
 

III. Suy ngẫm và phản hồi

* Gợi ý trả lời phần Suy ngẫm và phản hồi:
 

Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):

- Điểm đặc biệt:hình ảnh kinh thành Thăng Long hiện lên qua việc gọi tên gần lượt 36 phố phường.
- Những từ ngữ như "phồn hoa thứ nhất Long Thành", "người về nhớ cảnh ngẩn ngơ",... đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc:
+ Ca ngợi, khẳng định sự giàu có, phồn hoa, đông đúc của 36 phố phường nói riêng và của kinh thành Thăng Long nói chung.
+ Niềm tự hào, yêu mến khi thấy kinh thành phát triển rực rỡ.
+ Tình cảm lưu luyến khi phải rời xa Long Thành.
 

Câu 2 (trang 63, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):

- Bài ca dao 2 giới thiệu về các địa danh gắn với lịch sử chống giặc ngoại xâm, từ đó khẳng định truyền thống giữ nước của dân tộc ta.
- Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương đất nước:
+ Niềm tự hào với những chiến công của cha ông từ bao đời nay.
+ Tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.
 

Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):

- Vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3:
+ Sự phong phú, đa dạng của cảnh sắc thiên nhiên: có núi, đầm, cù lao.
+ Những địa danh trên đều gắn với con người: ca ngợi tấm lòng chung thủy, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu), liên quan tới chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn (đầm Thị Nại), món ăn địa phương dân dã (cù lao Xanh).
- Biện pháp tu từ: liệt kê.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp muôn màu, muôn vẻ của thiên nhiên vùng đất Bình Định.
+ Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của tác giả dân gian đối với vùng đất này.
 

Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1)

* Đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3:
- Về hình thức: gồm 1 dòng lục và 1 dòng bát: "Bình Định có núi Vọng Phu,/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh."
- Về cách gieo vần:
+ Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng bát: "Phu" - "cù", "anh" - "canh".
+ Tiếng thứ 8 của dòng bát gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo: "Xanh" - "anh".
- Về ngắt nhịp: Ngắt nhịp chẵn: dòng 1 ngắt nhịp 2/4, dòng 2 ngắt nhịp 4/4, dòng 3 ngắt nhịp 4/2, dòng 4 ngắt nhịp 4/4.
- Về thanh điệu:

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6, CTST

 

Câu 5 (trang 63, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):

- Những hình ảnh "cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn" thể hiện đặc điểm: sự giàu có, trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng Tháp Mười.
- Tình cảm của tác giả:
+ Niềm tự hào về sự phong phú, giàu có của vùng Tháp Mười.
+ Tình yêu tha thiết với quê hương.
 

Câu 6 (trang 64, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):

- Những vẻ đẹp của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên là: vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp truyền thống văn hóa - lịch sử - con người.
- Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm:
+ Niềm tự hào sâu sắc về cảnh đẹp của thiên nhiên quê hương, đất nước.
+ Tấm lòng yêu mến quê hương, đất nước tha thiết.
- Em nhận định được điều đó là dựa vào:
+ Việc sử dụng từ ngữ ca ngợi sự nhộn nhịp của phố phương "phồn hoa thứ nhất Long Thành", tự hào về lịch sử dân tộc "Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan",...
+ Việc sử dụng các hình ảnh giàu sức gợi: "Sâu nhất là núi Bạch Đằng", "Cao nhất là núi Lam Sơn", "Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn".
 

Câu 7 (trang 64, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):

Câu 8 (trang 64, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):

- Em thích bài thứ ca dao thứ hai nhất.
- Vì:
+ Hình thức độc đáo: mượn lời hỏi - đáp giữa chàng trai và cô gái để dẫn vào chủ đề.
+ Nội dung: gợi nhắc về những chiến công lừng lẫy của ông cha, từ đó thể hiện tấm lòng tự hào, biết ơn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Hi vọng, qua nội dung tham khảo trên đây, em sẽ có những định hướng tốt nhất cho bài soạn của mình. Nếu gặp khó khăn trong việc chuẩn bị bài mới, em có thể tham khảo bài soạn, văn mẫu lớp 6 thêm:
- Soạn bài Việt Nam quê hương ta
- Soạn bài Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng....

Bài soạn Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương ngắn nhất, trang 61, Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, học kì I do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây sẽ giúp em nắm chắc những đặc điểm của thể thơ lục bát, đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam ta.
Soạn bài Ôn tập bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo PDF
Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Lời trái tim ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo

ĐỌC NHIỀU