Soạn bài Nghĩa của từ

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn 1
2. Bài soạn 2

SOẠN BÀI NGHĨA CỦA TỪ ngắn 1

I. Nghĩa của từ là gì? 

Câu 1: 
Mỗi chú thích gồm từ và nghĩa của từ 
Câu 2: 
Bộ phần đứng sau mang nghĩa của từ ( đứng sau dấu “ :”)
Câu 3: 
Nghĩa của từ là phần nội dung 

II.Cách giải thích nghĩa của từ 
Câu 1: Đọc lại chú thích 
Câu 2: 
Nghĩa của từ được giải thích bằng cách hoặc là đưa ra nghĩa, khái niệm mà từ biểu thị hay đưa ra từ mang nghĩa tương tự đồng nghĩa/ trái nghĩa để giải thích cho từ cần được giải thích 

III.Luyện tập 
Câu 1:
Trong truyện “ Bánh chưng bánh giầy” từ được giải thích:
Tổ tiên: các thế hệ ông cha, cụ kị, …  ( trình bày khái niệm)
Ghẻ lạnh: thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết ( từ đồng nghĩa) 
Chứng giám: soi xét, chứng giám ( cắt nghĩa từ) 
…..
Câu 2:
Học tập 
Học lỏm 
Học hỏi
Học hành
 
Câu 3: 
Trung bình 
Trung gian 
Trunh niên 
Câu 4:
Giếng: Nơi lưu giữ nước từ lòng đất 
Rung rinh: rung động nhẹ nhàng chuyển động đều 
Hèn nhát: rụt nè, nhát gan 
Câu 5: 
Giải thích từ “ mất” của Nụ trong hoàn cảnh chung là sai. Vì mất trái ngược với còn, khi bị rơi thì ống vôi đã không còn sử dụng được nữa.
Nhưng trong hoàn cảnh hẹp, đoạn văn lại cho thấy sự lý giải nhanh nhẹn, lém lỉnh của nhân vật Nụ, và được cô chủ chấp nhận, như vậy từ “ mất” được Nụ hiểu đúng. 
 

SOẠN BÀI NGHĨA CỦA TỪ ngắn 2

I. Trả lời câu hỏi: (trang 35 SGK)

1. Nghĩa của từ :
Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận: chữ in đậm là từ, chữ in thường giải thích nghĩa. Bộ phận sau nêu lên nghĩa của từ. Nghĩa của từ tương ứng với phần nội dung trong mô hình.

2. Giải thích nghĩa của từ:

Bài đang học Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 38 SGK Ngữ Văn 6 tập 1

Luyện tập: (trang 36 SGK)

Câu 1. Ba truyện ngụ ngôn có 18 chú thích, đọc lại nhưng không thể phân tích tất cả 18 định nghĩa để xem xét cách định nghĩa. Cần nêu một số thí dụ tiêu biểu cho các cách định nghĩa đã học.
Bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
Hăm hở: giải nghĩa theo cách miêu tả.
Lừ đừ: giải thích theo cách dùng từ gần đúng nghĩa.
Bài Đeo nhạc cho mèo:
Nhạc: định nghĩa theo cách nêu khái niệm.
Hội: định nghĩa theo từ gần nghĩa.
Cắt: định nghĩa theo từ gần nghĩa.
Vớn: định nghĩa bằng cách miêu tả.
Bài Thầy bói xem voi:
Thầy bói: định nghĩa bằng khái niệm.
Chần chẫn: định nghĩa bằng từ gần nghĩa.
Đòn cân: định nghĩa bằng khái niệm.
Quạt thóc: định nghĩa bằng khái niệm.
Bài Ếch ngồi đáy giếng:
Nhông nháo: định nghĩa bằng từ gần nghĩa.
Dềnh: định nghĩa bằng cách miêu tả.

Câu 2.
Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết và kỹ năng thành gắn với kỹ năng).
Học lỏm: nghe và thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được trực tiếp dạy bảo (lỏm gắn với thấy làm theo).
Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập (hỏi gắn với với hỏi trong định nghĩa).
Học tập: học văn hóa có thấy có chương trình, có hướng dẫn (tập gắn với luyện tập trong việc học tập hàng ngày).

Câu 3.
Trung bình: ở vào khoảng giữa bậc thang đánh giá.
Trung gian: ở giữa có tính chất chuyển tiếp.
Trung niên: đã quá tuổi thanh niên, nhưng chưa già.

Câu 4.
Giếng: hố sâu có xây thành xung quanh và ở trên cao, chứa nước dùng gàu có dây để múc và gánh về tắm, nấu nướng (định nghĩa bằng khái niệm).
Biếu: tặng, cho (định nghĩa bằng từ gần nghĩa)
Rung rinh: động đậy nhẹ, đều (định nghĩa bằng miêu tả)

Câu 5. (Bài khó).
Giải nghĩa như nhân vật Nụ có phần đúng là: vật mất thường không lấy lại được (nói chung), vì nó ở dưới nước nhưng có phần sai là vật mất không bao giờ biết nó ở đâu như Nụ đã biết ống vôi bạc đã ở đáy sông. Đây là câu chuyện chơi chữ dựa vào định nghĩa từ.

----------------HẾT------------------
 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6

- Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- Soạn bài Sự tích Hồ Gươm


Với việc trả lời câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1 trong phần Soạn bài Nghĩa của từ giúp học sinh hiểu hơn về khái niệm nghĩa của từ, các cách giải thích nghĩa của từ để từ đó hoàn thành tốt nhất các bài tập sách giáo khoa.
Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Soạn Tiếng Việt lớp 4 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ Tài năng
Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Cái cầu từ câu 1-4 trang 35 SGK
Mở rộng vốn từ Đoàn kết, Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo
Soạn Tiếng Việt lớp 5 - Soạn Luyện từ và câu, Mở rộng vốn từ Công dân (tiếp theo)
Soạn bài Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 156

ĐỌC NHIỀU