Soạn bài Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử),Ngữ văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn ngữ văn 10 Mùa Xuân Chín ngắn nhất Kết nối tri thức với cuộc sống


I. Trước văn bản đọc

1. Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?
* Trả lời:
- Những bài thơ viết về mùa xuân mà em đã từng đọc là "Rằm tháng giêng" - Hồ Chí Minh và "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải.
2. Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?
* Trả lời:
- Điều khiến em thích thú ở những bài thơ ấy là vẻ đẹp căng tràn sức sống của thiên nhiên trong mùa xuân và sự rộn rã, tươi vui của lòng người.


II. Trong văn bản đọc

1. Các vần được gieo trong bài thơ.
* Trả lời:
- Các vấn được gieo trong bài thơ là "vàng" - "sang", "trời" - "chơi", "mây" - "ngây", "làng" - "chang".
2. Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh.
* Trả lời:
- Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh là "nắng ửng", "khói mơ tan", "lấm tấm vàng", "sột soạt", "xanh tươi", "hát trên đồi", "tiếng ca vắt vẻo", "lưng chừng", "hổn hển", "thầm thĩ", "bâng khuâng", "trắng", "nắng chang chang".
3. Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.
* Trả lời:
- Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường là: "nắng ửng", "khói mơ", "sột soạt gió", "tiếng ca vắt vẻo", "mùa xuân chín".

 


📌 Một số bài viết hay về bài thơ Mùa xuân chín
📝Phân tích Mùa xuân chín - Ngữ Văn lớp 10 - KNTT
📝Phân tích đánh giá Mùa xuân chín - Ngữ Văn lớp 10 - KNTT
📝giới thiệu đánh giá về nội dung và nghệ thuật Mùa xuân chín - Ngữ Văn lớp 10 - KNTT
📝Viết đoạn văn cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín - Ngữ Văn lớp 10 - KNTT
📝Dàn ý Phân tích Mùa xuân chín - Ngữ Văn lớp 10 - KNTT
📝Soạn bài mùa xuân chín - Ngữ Văn lớp 10 - KNTT


III. Trả lời câu hỏi

1. Nhan đề bài thơ "Mùa xuân chín" được cấu tạo bởi những từ thuộc từ loại nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?
* Trả lời:
- Nhan đề bài thơ "Mùa xuân chín" được cấu tạo bởi những từ thuộc từ loại danh từ và tính từ.
- Tính từ "chín" kết hợp với danh từ "mùa xuân" gợi ra liên tưởng về mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, tràn đầy sức sống nhất. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự tiếc nuối của thi nhân trước cảnh đẹp đang dần trôi qua, không thể tồn tại vĩnh viễn.
2. Trạng thái "chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?
* Trả lời:
- Trạng thái "chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ: "nắng ửng", "khói mơ", "sóng cỏ xanh tươi", "thôn nữ hát trên đồi".
3. Hãy nhận xét về ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:
- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn từ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này?
- Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?
* Trả lời:
- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp từ ngữ khiến em đặc biệt chú ý là:
+ "Làn nắng ửng": gợi ra cảm giác về nắng sớm bắt đầu của một ngày, trong trẻo, tươi mới như hơi thở nhẹ nhàng, mỏng tang chứ không phải cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè.
+ "Khói mơ tan": khói ở đây có thể là khói phát ra từ những căn bếp trong buổi sáng sớm hoặc cũng có thể là làn sương khói tinh mơ kết hợp với "làn nắng ửng" tạo cảm giác khói đang dần tan biến để nhường chỗ cho nắng mới lên.
+ "Sột soạt gió trêu tà áo biếc": tác giả đã dùng từ láy "sột soạt" để miêu tả âm thanh của gió thổi tình tứ, trêu đùa tà áo biếc.
+ "Bóng xuân sang": mùa xuân là hiện tượng tự nhiên nhưng tác giả đã hữu hình hóa mùa xuân qua từ "bóng".
+ "Sóng có xanh tươi gợn tới trời": làn cỏ xanh đang dập dờn trong gió xuân tạo ra cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, vừa gợi ra được màu xanh của cỏ, vừa gợi được trạng thái căng tràn và sự vận động nhẹ nhàng theo gió xuân của làn cỏ khiến mùa xuân ngập tràn khắp không gian.
+ "Đám xuân xanh": mang hàm ý chỉ những cô gái đang trong độ tuổi xuân thì, là độ tuổi trẻ đẹp nhất của cuộc đời người phụ nữ.
+ "Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi": "tiếng ca" là âm thanh của con người nhưng được hữu hình hóa thông qua từ "vắt vẻo" song vẫn tạo ra trạng thái lơ lửng ở từ "lưng chừng".
+ "Hổn hển", "thầm thĩ": từ láy miêu tả tiếng ca lúc thì dồn dập khi thì thầm thì, tha thiết.
+ "Mùa xuân chín": mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, tràn đầy sức sống nhất.
- Ngôn từ của bài thơ gợi lên khung cảnh của một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, rực rỡ và căng tràn sức sống. Trong khung cảnh mùa xuân, con người hiện lên với tiếng ca trong trẻo, ngây thơ.

Soạn bài Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

4. Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.
* Trả lời:
* Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ:
- Cách ngắt nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3.
- Cách gieo vần: gieo vần ở các câu 2 - 4 của khổ 1, câu 2 - 4 khổ 2 và câu 2- 4 của khổ 3: "vàng" - "sang", "mây" - "ngây", "làng" - "chang chang".
* Những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc trong bài thơ này:
- "Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang": câu thơ được dùng dấu "." để ngăn cách giữa giàn thiên lí với bóng xuân sang nhằm tạo nhịp điệu cho thơ và nhấn mạnh vào hình ảnh mùa xuân.
- Trong những câu thơ sau có sự biến đổi về nhịp và dấu câu:
"- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, / Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi":
+ Dấu câu: Dấu "-" đầu câu khiến cho câu thơ giống như một lời nói nhằm bộc lộ sắc thái tiếc nuối tuổi xuân thì của người con gái ngay khi đang ở trong mùa xuân.
+ Cách ngắt nhịp: Câu thơ này cũng có sự chuyển đổi về cách ngắt nhịp từ 2/2/3 sang 4/3 khiến cho cảm xúc bị trùng xuống.
- "- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc / Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?":
+ Dấu câu: tương tự với câu trên, dấu "-" khiến cho câu thơ giống như một lời nói. Đó là câu hỏi của "khách xa" hay chính là nhân vật trữ tình khi nhìn mùa lúa chín và tự hỏi bản thân liệu năm nay "chị ấy có còn gánh thóc dọc bờ sông". Nó cho thấy sự bâng khuâng trong tâm trạng và nỗi niềm nhớ làng, nhớ quê hương của nhân vật trữ tình.
* So sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với bài thơ "Thu hứng" làm theo thể Đường luật:
- Cách ngắt nhịp:
+ "Thu hứng": 2/2/3.
+ "Mùa xuân chín": 2/2/3 hoặc 4/3.
- Cách gieo vần:
+ "Thu hứng": gieo một vần thường là vần bằng ở các câu 1-2-4-6-8.
+ "Mùa xuân chín": bài thơ gieo vần chân ở câu 2 - 4 trong khổ 1, 3, 4 và vần "ơi" trong câu 1 - 4 ở khổ 2.
=> Bài thơ "Mùa xuân chín" có cách ngắt nhịp, gieo vần phá cách. Bài thơ "Thu hứng" tuân thủ nghiêm ngặt quy định chặt chẽ về gieo vần, ngắt nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Có thể thấy, trong bài thơ nói riêng và Thơ mới nói chung cảm xúc quy định nhịp và vần còn thơ Đường luật chủ trương luật có trước và quy định nhịp và vần. Điều này đánh dấu việc giải phóng cảm xúc cá nhân tạo nên sự linh hoạt, uyển chuyển cho mạch thơ.
5. Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?
* Trả lời:
- Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh: "bao cô thôn nữ hát trên đồi", "tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi", "ai ngồi dưới trúc", "khách xa", "chị ấy".
- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình: "khách xa".
- Hình ảnh là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình: "chị ấy".
6. Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?
* Trả lời:
Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân tươi mới, căng tràn sức sống, nhịp thơ khi thì nhanh, uyển chuyển khi thì chậm rãi, cách gieo vần tinh tế đã thể hiện niềm trân trọng cái đẹp của tác giả, khát khao giao hòa với cuộc đời cháy bỏng và sự tiếc nuối khi không thể níu giữ cái đẹp tồn tại mãi mãi.
7. Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.
* Trả lời:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ ẩn mình dưới vai trò của "khách xa" thể hiện những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về mùa xuân và con người. Qua đó, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, con người cùng nỗi nhớ làng, nhớ quê hương mãnh liệt, khát khao giao cảm với đời, với người.


IV. Kết nối đọc viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử đã gợi ra cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.
Trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử, em ấn tượng nhất với câu thơ "Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng". Hình ảnh "làn nắng ửng" gợi ra màu vàng nhạt cảm giác về nắng sớm bắt đầu của một ngày, trong trẻo, tươi mới như hơi thở nhẹ nhàng, mỏng tang chứ không phải cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè. Trong khi đó, "khói mơ tan"có thể là khói phát ra từ những căn bếp trong buổi sáng sớm hoặc cũng có thể là làn sương khói tinh mơ kết hợp với "làn nắng ửng" tạo cảm giác khói đang dần tan biến để nhường chỗ cho nắng mới lên. Dưới nắng ửng, đôi mái nhà tranh "lấm tấm vàng" để lại cho em ấn tượng và cảm xúc về sáng sớm mùa xuân ở vùng quê đầy thơ mộng cũng như sự yên bình, thư thái trong tâm hồn.
Mùa xuân chín là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ tinh tế Hàn Mặc Tử và phong trào Thơ Mới Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945. Hi vọng các em sẽ yêu thích tác phẩm nói riêng và môn Ngữ văn nói chung!

Các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác theo chương trình học:
- Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Chu Văn Sơn), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) đem đến cho các em cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bài soạn mà Taimienphi.vn cung cấp dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về nỗi nhớ quê hương của thi nhân họ Hàn.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU