1.Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu sau .
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Trả lời:
Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong hai câu
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”
2. Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên.
Trả lời:
Hai tiếng bắt vần với nhau trong hai câu trên là: ngoài - hoài (vần giống nhau: oai)
3. Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau. So sánh các cặp tiếng ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn :
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Tố Hữu)
Trả lời:
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt - thoắt
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt - thoắt (vần oăt)
+ Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh - nghênh (vần inh - ênh)
4. Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau ?
Trả lời:
Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau - giống hoàn toàn hay không hoàn toàn.
5. Giải câu đố sau :
Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn
Để nguyên, mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.
(Là chữ gì ?)
Trả lời:
Giải câu đố
Dòng 1: Chữ bút bớt đầu thành chữ út.
Dùng 2: Bỏ hết đầu đuôi thì chữ bút thanh ú.
Dòng 3, 4: Để nguyên thì chữ đó là chữ bút.
----------------------HẾT BÀI 1----------------------------
Trên đây là phần Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Tập làm văn: Nhân vật trong truyện và cùng với phần Soạn bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu, Tập đọc tiếp theo để học tốt tiếng Việt 4 hơn
Câu 1 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4) :
Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong hai câu dưới đây
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Trả lời:
Câu 2 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4) : : Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong hai câu thơ trên
Trả lời:
Đó là những tiếng: ngoài – hoài (có vần "oai" giống nhau)
Câu 3 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4) : Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau
So sánh các cặp tiến ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn:
Trả lời:
Đó là những cặp:
- Cặp tiếng bắt vần với nhau:
+ Choắt – thoắt
+ Xinh – nghênh
- Cặp có vần giống nhau hoàn toàn
+ Choắt – thoắt ( giống nhau vần "oắt")
- Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn
+ Xinh – nghênh ( vần "inh" và vần "ênh")
Câu 4 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4) : Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
Trả lời:
Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
Câu 5 (trang 12 sgk Tiếng Việt 4) :
Giải câu đối chữ
Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn
Để nguyên mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường
(Là chữ gì)
Trả lời:
Đó là chữ "bút", bớt " b" thì thành "út" ( nhỏ nhất nhà), bỏ b và t (đầu đuôi) thì thành "ú" (béo tròn). Chữ bút thỏa mãn những yêu cầu câu đố đưa ra
---------------------HẾT-------------------------
Những hạt thóc giống là bài học nổi bật trong Tuần 5 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 4, học sinh cần Soạn bài Những hạt thóc giống, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.