I- Trả lời: (trang 130 SGK)
1. Tóm tắt truyện:
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (theo như đã hướng dẫn ở một bài trước).
Các chi tiết dựa vào sự thật: Tai, mắt, miệng, chân, tay đều là các cơ quan chức năng của cơ thể con người ; các cơ quan đó có quan hệ với nhau rất chặt chẽ; miệng là cơ quan nuôi sống cơ thể (đưa thức ăn vào dạ dày, biến thành máu), các cơ quan khác, nếu cơ thể không có thức ăn thì cũng bị
tê liệt.
Các chi tiết do trí tưởng tượng:
a) Nhân hóa các cơ quan, biến chúng thành nhân vật có suy nghĩ, có | lời nói, có quan hệ, có biết lẽ phải.
b) Tạo kịch tính: Các bộ phận khác cứ tưởng là mình hoạt động để nuôi miệng, nay không hoạt động nữa để cho miệng biết tay. Quả thật, khi miệng không được nuôi thì miệng bị liệt và các bộ phận khác cũng liệt. Khi vì tình thương đến thăm, các bộ phận khác cho miệng ăn thì các bộ phận khác lại có thể hoạt động lại bình thường: sự tưởng tượng này nói rõ các quan hệ sinh lý chặt chẽ của cơ thể.
c) Kết thúc câu chuyện là sự khẳng định một đạo lý trong cuộc sống: Sống trong cộng đồng, mỗi người một việc, phải dựa vào nhau mà sống.
2. A. Truyện Sáu con gia súc so bì công lao:
a) Đọc và tóm tắt: Gợi ý trả lời:
“Gia súc trong nhà chúng ta thường có trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn... Các con vật này vẫn sống chung nhau một cách hòa hợp. Bỗng nhiên chúng đâm ra so bì, tị nạnh nhau.
Trâu thì cho là mình vất vả nhất do công việc ruộng đồng, nhưng già yếu thì bị ăn thịt, còn cho chó là vô tích sự.
Chó tức tối, lại kể công mình giữ nhà, cánh cửa nhưng lại phải ăn cơm thừa, canh cặn, cho rằng ngựa được ưu đãi quá nhiều.
Ngựa nghe thế, hí vang, kêu to: “Trong nhà ai hiểu được ngựa, một kẻ mà chỉ hướng để ở phương xa”, Ngựa cho chỉ có De là nhàn nhã, chỉ biết ăn và nhảy nhót.
De nghe nói, vểnh râu cãi: “Tôi ham ăn, chỉ ăn lá cỏ, không hề phạm vào lúa, ngô, khoai, đậu. Sao Ngựa lại trách tôi mà không trách lũ gà?”
Gà khinh bỉ lên giọng, cho mình là văn võ toàn tài. Chỉ có lợn là ăn no, lại nằm.
Lợn ụt ịt phân bua: Không có lợn thì mọi việc làng, việc xã, cưới xin, tang ma, khao vọng đều không xong được. Mỗi người một việc, xin chớ lắm điều”.
Người nghe gia súc so bì, khuyên đừng tị nạnh, giống vật trong nhà giống nào cũng quí..
b) Phát hiện các chi tiết tôn trọng sự thật :
+ Đời sống của từng con vật đều được khai thác ở các chi tiết chân thật về tập tục sinh sống và công việc phục vụ con người như: Trâu thì cây bừa, kéo gỗ, chở phân có khi để ăn thịt. Chó thì giữ nhà, ăn cơm thừa canh cặn, ngựa thì ăn cháo, ăn thóc, ăn đậu, kéo xe, phò giá, phục vụ các ông. De thì kêu be be, ăn lá, ăn cỏ, dùng để cúng tế. Gà thì bới rác, phá vườn, ăn xong quẹt mỏ, chân để bói toán. Lợn kêu ụt ịt, dùng vào việc cúng bái.
+ Trí tưởng tượng của người kể thể hiện ở các chi tiết sau:
a) Nhân hóa loài vật, cho nó có suy nghĩ, có lời nói, lời tự đánh giá mình, có tính so bì như người.
b) Con vật nào cũng được nâng lên giá trị đặc trưng của mình: Đặc biệt gà được khái quát là: đủ căn, võ, tín, nhân, dũng (văn: cái mào, võ: cái cưa, nhân: biết gọi đàn, tín: tiếng gáy sáng báo thức, dũng: là biết đấu, đá).
c) Có một nhân vật hòa giải là con người chủ nhà.
d) Mỗi con vật khi phản ứng đều sử dụng tiếng kêu đặc trưng của mình: lợn ụt ịt, ngựa hí, chó sủa, dê vểnh râu, …
+ So với truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thì có điểm khác: ở truyện này, các con vật tự hòa giải với nhau chứ không có sự can thiệp của người, các bộ phận nhân hóa không thể hiện được chức năng hoạt động của chuyện ít sinh động hơn. mình (thí dụ: chân đi, tai nghe, mắt thấy, tay làm, miệng ăn, vv...) nên
B. Truyện Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu:
a) Tóm tắt cốt truyện: (Gợi ý trả lời)
Một em bé đang nấu bánh chưng Tết, ngồi canh nồi bánh, ngủ thiếp và có một giấc mơ.
Em thấy Lang Liêu, tóc búi củ hành, chân đi guốc tre từ thời Hùng Vương trở về trò chuyện với em. Lang Liêu muốn đi xem ngày nay, con người Việt Nam có còn truyền thống nấu bánh chưng không và khi biết em bé thích bánh chưng, Lang Liêu khen ngợi. Em bé hỏi Lang Liêu làm sao nghĩ ra được bánh chưng, có phải vì nghèo đói, vì có thần mách bảo không ? Lang Liêu nói : “Đúng là ta có nghèo nhưng giàu lòng với thóc gạo. Đúng là có thần mách bảo thật, nhưng ta cũng suy nghĩ nửa năm trời thì thần mới mách bảo”.
Giấc mơ đang diễn tiến thì có tiếng gọi đổ nước vào nồi bánh. Em bé tỉnh dậy, nghĩ về Lang Liêu, về công ơn của vua Hùng với dân tộc.
b) Các chi tiết chân thật: Cách nấu bánh chưng (lửa, nước, ...), thời gian nấu bánh chưng (dịp Tết), cách thức “ăn liền” ngày nay...
c) Các chi tiết tưởng tượng:
+ “Mộng hóa” câu chuyện cũ.
+ Biến Lang Liêu thành một nhân vật còn sống đến ngày nay.
+ Tạo nên cuộc giao tiếp giữa em bé và Lang Liêu để từ đó giáo dục truyền thống, phê phán thái độ phi truyền thống và khen ngợi thái độ phát huy truyền thống của em bé.
d) So sánh với truyện Bánh chưng, bánh giầy:
- Câu chuyện giấc mơ này đã kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật Em cũng là người trần thuật (truyện Bánh chưng, bánh giầy kể theo ngôi thứ ba).
- Câu chuyện giấc mơ này đem vào nhân vật tự kể những lời phán xét có tính chất giáo dục. Thí dụ: phán xét về tình hình nhân dân quên truyền thống, về lời đánh giá đối với lúa, gạo, về sự phê phán thái độ chuộng lạ bỏ quen, tham xa bỏ gần của một số người ngày nay, về việc nghĩ ra bánh chưng là do lòng yêu thóc gạo, do sự suy nghĩ tìm tòi nhiều năm về một món ăn dân tộc, tự làm. Truyện Bánh chưng bánh giầy chỉ thuần túy kể lại sự việc vua Hùng Vương thử các con làm bánh giỗ Tiên vương.
- Lời kết luận cuối cùng của em sau khi giấc mộng tan đã có tính khái quát quá cao.
- Có thể nói đây là một sự sáng tạo tưởng tượng cao hơn sự tưởng tượng sáng tạo đã có trong truyền thuyết, đưa câu chuyện cũ thành một câu chuyện ngày nay, đó là cách sáng tạo văn học theo hướng hiện đại hóa truyền thống.
II- Luyện tập (trang 134 SGK)
Đề 1. Dàn bài gợi ý:
a) Mở bài: Hình như ngày nay, ở đất nước ta, Sơn Tinh và Thủy Tinh hãy còn đánh nhau hàng năm. Ta không lạ gì về nạn lũ lụt và cách chống đỡ gian khổ của nhân dân ta.
b) Thân bài:
- Cuộc đọ sức giữa nước dâng và chống nước dâng hàng năm không phải để cướp một công chúa xinh đẹp mà là để bảo vệ đời sống nhân dân, giành giật hạnh phúc sống.
- Thủy Tinh ngày nay còn ghê gớm hơn Thủy Tinh trong truyền thuyết. Nó dâng nước đột xuất do rừng bị tàn phá, dâng nước mỗi năm một vùng, có khi lặp lại ở một vùng, sức tàn phá rất ghê gớm, kéo dài hàng tháng (như ở đồng bằng sông Cửu Long).
- Nhưng Sơn Tinh ngày nay còn mạnh và khôn khéo hơn gấp ngàn lần Sơn Tinh ngày xưa. Ta có xi măng, cốt thép để làm đê, kè ở các dòng sông chống xói lở, khi nước dâng, ta có hệ thống báo động kịp thời bằng điện thoại, truyền thanh, truyền hình. Để ứng cứu kịp thời, ta có bộ đôi, máy bay trực thăng, xe lội nước và các sáng kiến ứng phó của nhân dân. Sau lũ lụt, máy xúc, máy ủi lại giúp dân xây dựng lại cuộc sống.
c) Kết bài: Sơn Tinh ngày nay là sức mạnh của nhân dân, là kỹ thuật hiện đại, là hình ảnh lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước chống lũ lụt.
Đề 2.
Mở bài: Sáng nay, học bài Thánh Gióng. Thầy phân tích rất hay. Thế là tối ngủ em mơ gặp Thánh Gióng.
- Thân bài:
a) Em vốn học không giỏi lắm nên gặp Thánh Gióng em muốn hỏi làm sao để vươn vai một cái thành học sinh xuất sắc?
b) Gióng hỏi em: Em có ước mơ lớn trở thành người tài giúp nước không? Gióng bảo: Từ bé, tuy không nói ra nhưng Giống nuôi ước vọng giúp nước nên khi có lệnh cầu tài là Giọng nói được và xin đi đuổi giặc.
c) Giọng hỏi em: Em có nghĩ rằng: muốn thành người tài phải nỗ lực cá nhân và cần sự nuôi nấng, khuyên bảo của gia đình không ? Gióng bảo: kiện đánh giặc đấy. Gióng nhờ nhân dân cho ăn mới mau lớn, cho roi sắt, ngựa sắt mới có điều
d) Gióng hỏi: Muốn học giỏi thành người tài, có phải chỉ vươn vai một cái là thành không? Giọng nói : Gióng vươn vai thành tráng sĩ, đó là người xưa kể lại thế chứ Gióng phải luyện tập nhiều mới mau lớn như vậy đó. Em muốn học giỏi, phải rèn luyện công phu về trí tuệ và thể chất mới thành “tráng sĩ” học tập đấy.
Kết: Bừng tỉnh, em nghĩ ra: Bài học về Thánh Gióng qua giấc mơ đã giúp em biết cách trở thành học giỏi.
Đề 3.
Mở bài: Thật tai hại ! Vì thích nuôi chim nhưng do không biết cách chăm sóc nên em đã để cho nhiều con chim bị chết oan uổng. Rồi một đêm, em đã mơ mình trở thành một con chim.
Thân bài:
a) Được thành chim, em rất thích. Cả ngày bay nhảy từ cây này sang cây khác. Trời đẹp thì cất cánh lượn trên bầu trời. Khi vui thì cất tiếng hót véo von. Cuộc sống chim sao mà thích thú thế ! Tự do thế !
b) Bỗng một hôm, một tay săn bắn em gãy cánh. May mà thoát chết. Từ đó, em chả bay lượn được. Em nằm dí vào một bụi và kiếm ăn lẩn quẩn ở vùng quanh. Lê lết kiếm ăn, gặp chuột, gặp rắn, gặp mèo, nhiều khi hết cả hồn. May là sau thời gian, được bình phục, em lại trở lại đời tự do,
c) Con người sao các thế ! Có lẽ họ...?
| Có một chú bé đem bẫy bắt được em về nhà. Thế là em vào lồng. Không chịu nổi sự gò bó, em đâm đầu vào chấn song chảy máu cả đầu rồi sau đó em chết. Vì chú bé đó nuôi em nhưng chả săn sóc gì.
Kết: Em tỉnh giấc, ra khỏi giấc mơ sống kiếp chim. Và em sung sướng nghĩ rằng không gì bằng làm người : được tự do để sống và đủ khả năng chống đỡ tai họa trên đời.
Đề 4.
Mở: Một hôm, nằm ngủ, bỗng nghe tiếng cãi cọ: té ra xe đạp, xe máy đang cãi nhau đến đập vào nhau loảng choảng!
Thân:
a) Xe đạp bảo là xe đạp được ông chủ lớn tuổi rất yêu. Khi ông còn trẻ, xe giúp ông đi làm. Nay đã già ông chỉ đi xe đạp cho an toàn và được rèn luyện đôi chân. Thỉnh thoảng, đi đâu gần, các cậu con lại nhớ đến tớ. Trong nhà, tớ chỉ chiếm một góc. Khi hỏng, tớ chỉ xin vài ngàn. Ông chủ hay đi dạo phố và tớ đã giúp ông thẩn thơ ngắm cảnh. Còn anh ! Được cái đi nhanh nhưng vỡ đầu lúc nào không biết !
b) Xe máy khoan thai: Tớ biết cậu ở lâu nhất nhà này, từ khi nhà còn hàn vi. Bây giờ vẫn trung thành với ông chủ lớn tuổi. Thế nhưng, không có tớ thì cậu con trai làm sao đi làm xa đến 10 cây số ? Không có tớ thì làm sao cả nhà đi tắm biển, sáng đi chiều lại về. Không có tớ thì có khi lâm bệnh không kịp cấp cứu. Đành rằng tớ chiếm chỗ trong nhà, sửa tốn kém nhưng khỏi phải sửa vặt như cậu. Mà tớ Có cần vào nhà ban ngày đâu ? Tớ chỉ cần nằm ngoài sân để sẵn sàng “vù” ngay.
Kết: Em thấy bọn chúng đều có lý riêng cả. Mỗi phương tiện giúp ích một cách. Em khuyên là sống với nhau nên thấy mỗi người đóng góp phần mình và đừng chê bai kẻ khác là vô dụng.
Đề 5.
Mở: Em đang học ở trường cấp 2 trong xã. Xã em nghèo nên trường em thiếu thốn mọi mặt. Gặp bạn bè, chúng em hay nói về 10 năm sau của trường khi chúng em đã xa trường.
Thân:
a) Chắc chắn là mái trường không còn mái lá như hiện nay mà là một ngôi trường nhiều tầng xây trên khoảng đất rộng, có sân bóng, có vườn hoa, có lối đi đẹp đẽ.
b) Trường có thể trở thành trường có nhiều lớp từ lớp 6 đến lớp 9 với số học sinh từ nhiều xã đến, trường sẽ trở thành trường trọng điểm để phổ cập cấp 2 cho nhiều xã trong huyện..
c) Các cô thầy lớn tuổi sẽ về hưu. Mình sẽ đến thăm. Và bao nhiêu cô thầy mới, trẻ, được đào tạo chính quy sẽ đem lại chất lượng cao cho trường, tạo cho trường một sức sống mới.
d) Ngày ấy, chúng mình cũng đã trưởng thành. Về lại trường nhân ngày hội trường, mình sẽ ôn lại những ngày gian khó đã qua và sẽ tự hào về một ngôi trường mới khang trang..
Kết: Đất nước sẽ đổi thay. Trường em cũng sẽ đổi thay, không còn là cho chúng em mà cho các thế hệ đàn em chúng em. Nghĩ đến ngày mai về một ngôi trường đang được học, em hứa sẽ góp phần nhỏ để đưa trường đến ngày mai đó.
----------------------HẾT------------------------
Bài đang học Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 38 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 là một trong những bài cần nắm vững trong quá trình học môn Ngữ Văn lớp 6.
Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Kể về những đổi mới ở quê em là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự, kể chuyện đời thường để học tốt môn Ngữ Văn 6 hơn.