Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)
 

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê), Ngắn 1

Câu 1.

Chia làm 3 phần:

Các sự việc chính:
- Hai thầy trò Đôn – ki – hô - tê phát hiện ra ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng
- Trận giao tranh của Đôn – ki - hô - tê với những chiếc cối xay gió
- Trận chiến không cân sức, Đôn - ki - hô - tê bị thương. Hai thầy trò ngồi bàn về nguyên nhân thất bại
🡺 Tính cách lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ rõ nét, cụ thể

Câu 2.
Nhân vật Đôn – ki – hô – tê
- Mặt tốt.
+ Dũng cảm, chính nghĩa.
+ Luôn mơ ước cho mọi người có một cuộc sống hạnh phúc và sung sướng.
+ Không thực dụng mà luôn coi thường vật chất, không lấy việc ăn, ngủ làm vui thích.
- Mặt chưa tốt
+ Luôn hoang tưởng, điên rồ.
+ Luôn mặc định cho rằng cối xay gió là những tên khổng lồ.
+ Quyết tâm giao chiến với cối xay gió khiến cho ngọn giáo gãy tan.
 🡺 Nhân vật Đôn – ki - hô - tê hiện lên vừa có những nét đáng khâm phục đồng thời cũng có những điểm hạn chế, gây cười ở chính tính cách hoang đường, điên rồ của bản thân.  

Câu 3.

Nhân vật Xan- chô-pan-xa.

- Mặt tốt: Là một người tỉnh táo và thực tế.
+ Hắn nhận ra nguyên nhân thất bại trong cuộc giao tranh giữa Đôn – ki - hô - tê và những chiếc cối xay gió.
+ Dặn dò Đôn – ki - hô - tê cẩn thận trước những chiếc cối xay gió.

- Mặt xấu: Là một người tầm thường, ích kỷ, hèn nhát, sống thực dụng.
+ Xan - chô - pan - xa luôn đứng cách xa trận chiến giữa Đôn – ki - hô - tê và những chiếc cối xay gió.
+ Thích ăn và thích ngủ.
+ Chỉ đau một chút là hắn ta rên rỉ.
+ Luôn say đắm trong rượu thịt trái ngược hẳn với tính cách của Đôn – ki - hô - tê.
🡺 Nhân vật Xan - chô - pan - xa là một người sống thực tế, nhìn ra hiện tại nhưng bên cạnh đó cũng là một con người ích kỷ, tầm thường và thực dụng.

Câu 4.

So sánh

Đôn – ki - hô - tê

Xan- chô-pan-xa

Dáng vẻ bên ngoài

Cao, gầy

Béo, lùn

Nguồn gốc xuất thân

Qúy tộc nghèo

Nông dân nghèo

Suy nghĩ

Phi thực tế, ảo tưởng, mê muội

Tỉnh táo, suy nghĩ thực tế

Hành động

Thiếu suy nghĩ, điên rồ

Thực dụng, ích kỉ

Quan niệm sống

Vì mọi người, vì cộng đồng

Vì bản thân, vì cá nhân


Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê), Ngắn 2

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1:
Bài này có thể chia làm hai phần:
+ Từ đầu đến… “bọn khổng lồ”: Đôn-ki-hô-tê trước khi đánh nhau với cối xay gió.
+ “Vừa bàn tán” đến hết: Đôn-ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió.

- Liệt kê năm sự việc chủ yếu của lão hiệp sĩ và bác giám mã:
+ Đôn-ki-hô-tê phát hiện thấy ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn-ki-hô-tê cho rằng đó là những tên khổng lồ ghê gớm, cần giết hết bọn chúng.
+ Đôn-ki-hô- tê cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp rồi xông vào đánh cối xay gió.
Đôn-ki-hô- tê bị thương nặng vì bị cối xay gió đạp cánh quạt vào người và ngựa. Xan-chô đến cứu giúp, và hai thầy trò tranh luận nhau về cối xay gió.
+ Vừa bàn tán chuyện xả ra, hai thầy trò đi về phía cảng La-pu-xê vì theo Đôn-ki-hô- tê con đường này có nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau.
+ Đêm hôm ấy, hai người ngủ dưới vòm cây. Đôn-ki-hô- tê không ngủ để nghĩ với nàng Đuyn-xi-nê-a.

Câu 2.
- Có hoài bão, ước mơ tốt: diệt ác, cứu nguy.
- Gan dạ, dũng cảm.
- Nghiêm nghị, khắc khổ, cứng nhắc.
- Điên rồ, hoang tưởng.

Câu 3.
* Tốt: - Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái.
- Đầu óc sáng, thiết thực.
* Xấu: - Nhát gan, hay sợ.
- Thiện cận, vụ lợi.

Câu 4:
* Đôn-ki-hô- tê:
+ Suy nghĩ trước cối xay gió
- Tưởng gặp lũ khổng lồ hung tợn có cánh tay rất dài.
+ Quan niệm sống và hành động.
- Có lí tưởng, hoài bão: cứu người lương thiện, trừ ác.
- Hành động theo quy ước, đúng bài bản của giới hiệp sĩ.
- Coi thường nhu cầu tự nhiên (đến bữa không ăn).
+ Cách nói năng:
- Gan gạ, chấp nhận gian nguy - Hiên ngang, trịnh trọng.
- Đúng như sách vở, phép tắc phải có.
+ Ưu điểm:
- Có hoài bão, ước mơ đẹp: diệt ác, cứu nguy.
- Gan dạ, dũng cảm.
+ Nhược điểm.
- Nghiêm nghị, khắc khổ, cứng nhắc.
- Điên rồ, hoang tưởng.

* Xan- chô Pan-xa:
+ Suy nghĩ trước cối xay gió:
- Không nên đụng vào chúng.
+ Quan niệm sống và hành động.
- Tỉnh táo, cân nhắc kỹ trước khi hành động.
- Tự nhiên, chân thật, không giấu giếm.
- Thích được ăn, được uống thoải mái, no say.
- Lảng tránh nguy hiểm, đau đớn.
+ Cách nói năng.
- Tự nhiên.
+ Ưu điểm:
- Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái.
- Đầu óc sáng, thiết thực.
+ Nhược điểm.
- Nhát sợ.
- Thiện cận, vụ lợi.
Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn; trái lãi, bổ sung cho nhau.

Câu 5:
Xéc-van-tét đã sử dụng biện pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập trong kể chuyện để dựng lên hình ảnh của trang hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã lỗi thời. Hình tượng nhân vật thầy trò Đôn-ki-hô- tê và Xan-chô Pan-xa là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Xéc-van-tét.

Câu 6. Đằng sau những câu văn, ta luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Nhưng đằng sau nụ cười đólà sự đề cao của nhà văn đối với nhân vật Đôn-ki-hô- tê về một tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực và yêu đời.
 

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê), Ngắn 3

 Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến "trong một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức"): Thầy trò Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trước trận đấu
- Phần 2 (tiếp đó đến "ngã văng ra xa"): Diễn biến đánh nhau với cối xay gió.
- Phần 3(còn lại): Hai thầy trò tiếp tục cuộc hành trình.

Tóm tắt:

Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô trên đường đi tìm những chiến công thì phát hiện ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê tưởng tượng đó là những tên khổng lồ và quyết giao chiến. Xan-chô biết sự nhầm lẫn, can ngăn nhưng không thành. Đôn Ki-hô-tê cầm giáo xông vào, bỗng gió nổi lên, cối xay gió chuyển động và Đôn Ki-hô-tê ngã kềnh. Xan-chô chạy đến cứu chủ. Đôn Ki-hô-tê ngã đau nhưng không kêu ca vì cho mình là “hiệp sĩ giang hồ”, còn giải thích lí do bại trận là do pháp sư Phơ-re-xtôn thù nghịch. Hôm sau, hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.

Soạn bài:

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Xác định ba phần của đoạn truyện:
+ Phần 1 (từ đầu đến "trong một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức"): Thầy trò Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trước trận đấu.
+ Phần 2 (tiếp đó đến "ngã văng ra xa"): Diễn biến đánh nhau với cối xay gió.
+ Phần 3(còn lại): Hai thầy trò tiếp tục cuộc hành trình.
- Năm sự việc chủ yếu thể hiện tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám hộ:
+ Nhìn thấy và nhận diện về cối xay gió: Đôn Ki-hô-tê phát hiện ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng và cho đó là những tên khổng lồ ghê gớm, cần giết hết bọn chúng.
+ Đôn Ki-hô-tê mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp rồi xông vào đánh cối xay gió.
+ Đôn Ki-hô- tê bị thương nặng vì bị cối xay gió đạp cánh quạt vào người và ngựa. Xan-chô đến cứu giúp, và hai thầy trò tranh luận nhau về "cối xay gió".
+ Vừa bàn tán chuyện xảy ra, hai thầy trò đi về phía cảng La-pu-xê vì theo Đôn Ki-hô- tê con đường này có nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau.
+ Đêm ngủ dưới vòm cây, Đôn Ki-hô- tê không ngủ nghĩ tới tình nương.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Những nét hay và giở trong tính cách của nhân vật Đôn Ki-hô-tê:
- Đầu óc mê muội, chẳng còn tỉnh táo.
- Khát vọng tốt đẹp: ra tay diệt trừ giống xấu xa.
- Dũng cảm: một mình một ngựa xông lên.
- Coi khinh cái tầm thường, thực dụng: đau không rên, không quan tâm đến chuyện ăn uống.

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu:
- Đầu óc tỉnh táo: can ngăn chủ tấn công cối xay gió.
- Ích kỉ, hèn nhát: không theo chủ giao tranh với cối xay gió.
- Thực dụng, tầm thường: quá quan tâm đến những nhu cầu vật chất.
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Phương diện tương phảnĐôn Ki-hô-têXan-chô Pan-xa
Xuất thânquý tộc nghèoNông dân
Bề ngoàiGầy, cao lênh khênh, ngồi trên ngựaBéo lùn, cưỡi trên con lừa thấp lè tè, đeo túi thức ăn
Tính cáchDũng mãnh, trọng danh dự, nghĩ đến việc chungThật thà, nghĩ đến cuộc sống của mình
Mục đíchLàm hiệp sĩ lang thang trừ gian tà, cứu người lương thiệnLàm giám mã, theo hầu Đôn Ki-hô-tê, mong được hưởng chiến lợi phẩm
Suy nghĩảo tưởng, hão huyền, thiếu thực tế, hành động điên rồTỉnh táo, rất thực tế

---------------------HẾT-----------------------

Bên cạnh Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê), Lão Hạc cũng là một tác phẩm văn học văn học tiêu biểu mang rất nhiều ý nghĩa. Cùng tìm hiểu phần soạn bài Lão Hạc để có sự chuẩn bị tốt nhất cũng như học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 nhé.

Trong chương trình học Ngữ Văn 8 phần Kể lại một việc em đã khiến bố mẹ vui lòng là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Thuyết minh về cây bút bi để học tốt môn Ngữ Văn 8 hơn.

Các em hãy cùng tham khảo < href="https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-danh-nhau-voi-coi-xay-gio-trich-don-ki-ho-te-lop-8-37867n.aspx">soạn bài Đánh nhau với cối xay gió để tìm hiểu về cặp hình tượng độc đáo bậc nhất trong văn học là Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa cũng như những giá trị nội dung sâu sắc mà tác phẩm truyền tải.
Phân tích cảnh đánh nhau với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê
Sơ đồ tư duy bài Đánh nhau với cối xay gió
Dàn ý phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
Dàn ý phân tích cảnh đánh nhau với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê
Khái quát đặc sắc Nội dung, nghệ thuật truyện Đánh nhau với cối xay gió
Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê trước khi đánh nhau với cối xay gió

ĐỌC NHIỀU