Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5, Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 ngắn gọn văn 7  Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin về hai văn bản "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" và "Chuyện cơm hến":

Trả lời:

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

2. Tìm đọc một số tùy bút và tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực. Chọn trong số đó một số tác phẩm mà em thích nhất và trả lời câu hỏi sau:

a. Tác phẩm viết về vùng miền hay món ăn cụ thể nào?
b. Tác giả biểu lộ tình cảm, cảm xúc gì?
c. Những từ ngữ nào diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động?
d. Em thấy chi tiết nào thú vị nhất?

Trả lời:
Tác phẩm tùy bút viết về đề tài cảnh sắc mà em yêu thích nhất là "Người lái đò sông Đà" - Nguyễn Tuân.
a. Tác phẩm viết về con sông Đà mang cả nét hung bạo và nét dịu dàng, trữ tình (sông Đà chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam).
b. Trong "Người lái đò sông Đà", nhà văn thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước say đắm. Ông ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình, nên thơ thiên nhiên và nhất là con người lao động giản dị ở Tây Bắc.
c. Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động là: "Đã có lần, tôi nhìn sông Đà như một cố nhân". "Cố nhân" dùng để chỉ người bạn thân thiết gắn bó sau bao năm xa cách nay đã được gặp lại, "cố nhân" gợi cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng. Con sông Đà được nhà văn coi như một cố nhân khiến ta cảm nhận được nét dịu dàng, đằm thắm của con sông khác hẳn nét hung bạo, dữ tợn khi người lái đò vượt thác.
d. Chi tiết thú vị: Người lái đò vượt thác sông Đa qua ba vòng vây "trùng vi thạch trận" - chi tiết này khiến ta thấy được nét hung bạo của con sông Đà, đồng thời thấy được sự tài hoa, dũng cảm của người lái đò.

3. Tìm đọc một số văn bản viết về những nét văn hóa truyền thống ở các vùng miền trên đất nước Việt Nam hoặc ở nước ngoài.

Trả lời:
- Một số văn bản viết về những nét văn hóa truyền thống ở các vùng miền trên đất nước Việt Nam hoặc ở nước ngoài là: "Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân" - Minh Nhương, "Nhớ lắm Phở Hà Nội" - Linh Châu, "Miếng ngon Hà Nội" - Vũ Bằng,...

Bài soạn trên đã cung cấp cho em những tri thức quan trọng của hai văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, Chuyện cơm hến. Qua đây, em cần biết tự hào và trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp văn hóa của các vùng miền trên đất nước ta.

Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác, các em có thể tham khảo:
- Soạn bài Lời của cây (Trần Hữu Thung), Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Sang thu (Hữu Thỉnh), Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Để nắm vững toàn bộ kiến thức của chủ điểm Màu sắc trăm miền, em hãy tham khảo Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống, Dưới đây là những nội dung bổ ích mà Taimienphi.vn đã biên soạn và tổng hợp.
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 4 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7 - KNTT
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 6 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3, Ngữ văn lớp 7 - KNTT
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3, Ngữ văn lớp 10 - KNTT
Soạn bài Củng cố mở rộng bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - KNTT

ĐỌC NHIỀU